BẠN THƯỜNG NHẪM LẪN GIỮA SỐT XUẤT HUYẾT VÀ SỐT VIRUS?
Sốt virus và sốt xuất huyết về bản chất giống nhau là đều do các loại virus gây ra. Bởi vậy, một số người bị sốt luôn nghĩ mình bị sốt thường hay sốt virus nhưng khi xét nghiệm máu mới tá hỏa phát hiện mình bị sốt xuất huyết.
Sốt virus khá lành và tự khỏi sau 7 ngày. Còn sốt xuất huyết để lại nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Hãy cùng GSV phân biệt và hiểu hơn về sốt virus và sốt xuất huyết này nhé.
-
Sốt Virus
Dấu hiệu bạn đã bị sốt virus
- Sốt cao: Thân nhiệt nóng, các triệu chứng như sốt cao với cảm giác khi nóng, khi lạnh, sốt cùng hiện tượng co giật, nhiệt độ có thể cao trên 38,5 độ hoặc cao hơn như 40, 41 độ.
- Đau đầu: Cảm giác mệt mỏi, thường có dấu hiệu đau đầu, nhức đầu dữ dội, các hiện tượng choáng váng đầu óc, ngoài ra còn kèm theo các cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề.
- Các biểu hiện liên quan tới đường hô hấp: Viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục.
- Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan.
- Khát nước: Cảm giác thèm nươc dù uống nước liện tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn.
- Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
- Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.
- Rối loạn đường tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.
Điều trị sốt virus
- Cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cho người bệnh
- Lau người bằng nước ấm và giữ vệ sinh sạch sẽ
- Uống thuốc hạ sốt
- Tránh gió, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi.
2. Sốt xuất huyết
Dấu hiệu bạn đã bị sốt xuất huyết
- Sốt cao: Số cao từ 39 – 40 độ, đột ngột, liên tục trong 3, 4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, li bì, đau nhức mình mẩy, đau cơ khớp, nhức mắt.
- Xuất huyết: Trên da xuất hiện nhiều vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nôn hoặc đi vệ sinh ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
Thông thường, khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt thì vẫn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trợ nên nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Tự nhiên bồn chồn, vật vã, li bì, chân tay lạnh.
- Nôn tăng
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm
- Tự dưng đau bụng hoặc tăng dần cảm giác đau.
- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam…
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể gây nên các biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
- Thoát huyết tương nặng làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến sốc sốt xuất huyết
- Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng. Xuất huyết nặng có thể dẫn đến đông máu rải rác lòng mạch.
- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc như aspirin, ibuprofen để hạ sốt hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.
- Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
- Suy thận cấp: Thiểu niệu, vô niệu (không có nước tiểu), ure, creatinin tăng cao.
- Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết thể não).
- Viêm cơ tim, suy tim.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
– Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
– Phòng chống muỗi đốt:
- Mặc quần áo dài tay.
- Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi…
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Để lại một bình luận