BỆNH LUPUS BAN ĐỎ LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh Lupus ban đỏ là bệnh gì? có nguy hiểm không? có thuốc hay phương pháp đặc trị không? là những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp những vấn đề này, GSV Việt Nam đã tổng hợp, thăm dò những ý kiến chuyên gia đầu ngành, chia sẻ giải đáp những vấn đề mà bạn thắc mắc.

Bệnh lupus ban đỏ được biết là căn bệnh mãn tính, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Bệnh có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể: da, khớp, tim, phổi, thận khiến toàn bộ cơ thể bị tàn phá. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus ban đỏ có thể đe dọa cả tính mạng.

Dù nguy hiểm như vậy, lupus rất khó chuẩn đoán bởi biểu hiện của các bệnh nhân rất khác nhau. Và các triệu chứng lupus ban đỏ thường bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác.

Nội dung :

Dấu hiệu bạn đã bị mắc Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ có 3 dạng: Lupus ban đỏ toàn thân, lupus ban đỏ dạng đĩa chủ yếu ảnh hưởng đến da, lupus do thuốc được gây ra bởi một vài loại thuốc. Các dấu hiệu của bệnh lupus khác nhau tùy theo từng người. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lupus ban đỏ:

  • Phát ban đỏ hoặc thay đổi màu sắc trên mặt, thường là có hình con bướm trên mũi và má.
  • Đau hoặc sưng khớp, xơ cứng khớp, thường ở tay, thắt lưng và đầu gối
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Đau ngực khi hít thở
  • Có cảm giác mệt mỏi
  • Thận bị ảnh hưởng có thể dẫn đến cao huyết áp và suy thận.
  • Số lượng huyết cầu thấp
  • Rụng lông/râu/tóc bất thường (chủ yếu trên da đầu)
  • Ngón tay hoặc ngón chân nhợt nhạt hoặc tím tái giống như bị cảm lạnh hoặc stress
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
  • Một số trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ, đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bệnh chưa có biện pháp đặc trị, nhưng trong hầu hết trường hợp bệnh lupus có thể kiểm soát được.

Có một số giả thiết tạm chấp nhận là lupus ban đỏ là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố:

  • Di truyền: người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus ban đỏ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.
  • Môi trường: Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong môi trường bị phơi nhiễm virus hoặc thường gặp stress, có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nội tiết thay đổi: Lupus ban đỏ chủ yếu xuất hiện ở nữ giới chiếm 9/1 so với nam giới, các thuốc tránh thai cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. Thời kỳ có thai, sinh đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh bệnh tiến triển nặng hơn.

Bạn nên làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ

Người mắc bệnh lupus ban đỏ có năng lượng hạn chế và phải kiểm soát nó một cách cẩn thận. Hãy thăm khám bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân bị lupus ban đỏ nên:

  • Chú ý đến cơ thể, làm việc chậm lại hoặc nghỉ ngơi trước khi quá mệt, tránh làm kiệt sức
  • Duy trì tham gia các hoạt động, thiền, yoga… để giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần.
  • Thực hiện các bài tập về chuyển động khớp để giúp duy trì chuyển động bình thường của khớp và giảm độ cứng.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường thể lực, giúp duy trì hoặc tăng sức mạnh cơ bắp. Cơ khỏe mạnh sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp bị ảnh hưởng bởi lupus
  • Bài tập aerobic hoặc sức bền (ví dụ: đi bộ nhanh hoặc chạy bộ) cải thiện tim mạch, giúp kiểm soát cân nặng, và cải thiện chức năng tổng thể.

GSV Việt Nam hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đọc sẽ hiểu thêm về bệnh Lupus ban đỏ và chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như gia đình được tốt nhất!

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *