BỆNH PHONG VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng do một loại trực khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae (M.Leprae) gây nên.

Vì loại trực khuẩn này có ái tính với da và thần kinh ngoại biên, nên thương tổn chủ yếu của bệnh biểu hiện ở hai cơ quan này. Đặc biệt, viêm dây thần kinh do M.Leprae nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại các tàn tật. Chính những tàn tật này là cội nguồn gây nên những quan niệm sai lầm về bệnh phong dẫn tới kỳ thị, đối xử phân biệt với người bệnh.

1. Bệnh phong và những triệu chứng lâm sàng

THƯƠNG TỔN DA

– Dát: Hay gặp trong phong bất định. Tổn thương màu trắng, thâm hoặc hồng, ranh giới rõ hoặc không, không thâm nhiễm, không nổi cao, to nhỏ không đều, số lượng thường ít, một đến vài tổn thương.

– Củ: Thường hay gặp trong phong thể củ. Tổn thương nổi cao hơn mặt da, ranh giới rõ với da lành, trung tâm lành, lên sẹo, hình thái củ to, củ nhỏ, mảng củ.

– U phong: Gặp trong phong thể u, trước đây gọi là thể “ác tính”. Thương tổn da lan tỏa, đối xứng, ranh giới không rõ với da lành. Thâm nhiễm sâu, số lượng thương tổn nhiều, lan tỏa, đối xứng.

– Mảng thâm nhiễm: Gặp trong phong thể trung gian. Thương tổn có thể khu trú hoặc lan tỏa.

THƯƠNG TỔN THẦN KINH

– Rối loạn cảm giác: Mất hay giảm cảm giác đau, nóng lạnh, xúc giác.

– Viêm dây thần kinh: Các dây thần kinh ngoại biên bị viêm có thể gây liệt, tàn tật.

– Các dây thần kinh bị viêm: Thượng gặp dây thần kinh trụ, thần kinh cổ nông, thần kinh hông khoeo ngoài, thần kinh giữa, thần kinh quay.

RỐI LOẠN BÀI TIẾT

– Da khô, bóng mỡ do không bài tiết mồ hôi ở vùng tổn thương

– Da khô, bóng tại vùng da bệnh và vùng da thường.

RỐI LOẠN DINH DƯỠNG

– Rụng lông mày (thường ở ⅓ ngoài), loét ổ gà, tiêu xương, xốp xương.

RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG

– Teo cơ ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân, “cò” các ngón, “cất cần”…gây khó cầm nắm và đi lại. Đây là hậu quả của viêm dây thần kinh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

CÁC TỔN THƯƠNG KHÁC

– Viêm mũi (có thể gây xẹp mũi), viêm họng, thanh quản, giác mạc, mống mắt, tinh hoàn…

– Tiêu xương, xốp xương, vú to ở đàn ông. Một số cơ quan như gan, lách, hạch…có thể tìm thấy M.Leprae, song không có tổn thương.

Có thể nói, bệnh phong là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể lại những tàn tật và di chứng nghiêm trọng. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: BỆNH ZONA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *