BỆNH VIÊM DA TIẾP XÚC

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da là căn bệnh phổ biến về da. Bệnh không gây hại tới sức khỏe nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu. Ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày.

Nội dung :

Dấu hiệu bạn đã bị bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm ba loại: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu đều giống nhau:

  • Xuất hiện hồng ban, hồng ban tróc vẩy, mụn nước, sẩn, da khô…
  • Da bị bỏng có hoặc không có cảm giác đau đi kèm
  • Xuất hiện các vết sưng và nổi mụn nước. Đôi khi có thể rò rỉ dịch và đóng vảy.
  • Sưng, nóng, mưng mủ, có thể lở loét, hoại tử, đau tại vị trí bị viêm da tiếp xúc.
  • Người bệnh có cảm giác da bị cứng hoặc nén chặt

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc được chia làm ba loại: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da có phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với chất lạ. Khiến cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm, khiến da bị kích ứng và gây ngứa.

Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng

  • Mang trang sức vàng hoặc mạ vàng có chứa niken
  • Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng: nước hoa, sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da … có chứa chất gây dị ứng
  • Tiếp xúc với chất độc có chứa trong thực vật: cây sồi, cây thường xuân…

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là dạng phổ biến nhất trong các loại viêm da tiếp xúc, bệnh xảy ra khi da tiếp xúc với các chất độc hại:

  • Axit có trong pin
  • Thuốc giặt tẩy, thuốc kháng sinh, bazơ
  • Nước chùi rửa, vệ sinh cống, rãnh… chất tẩy rửa
  • Dầu lửa, dầu hỏa…
  • Các chất độc có chứa trong côn trùng: kiến ba khoang, bướm đục thân lúa…

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng

Viêm da tiếp xúc với ánh sáng là viêm da rất hiếm gặp. Trường hợp này là bệnh nhân sử dụng kem chống nắng, các sản phẩm trên da… mà trong đó các hoạt chất, thành phần khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra dị ứng. Loại này chỉ gây ra triệu chứng trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, chỉ cần tránh ánh sáng mặt trời thì bệnh sẽ không xảy ra.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh ngoài da không lây nhiễm, cũng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, hãy phòng ngừa để ngăn bệnh xuất hiện cũng như tái phát nhé:

  • Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da, bạn có thể rửa vùng da đó bằng nước muối, xà phòng… để ngăn không nổi thành phỏng nước, mụn mủ, lở loét.
  • Vào mùa mưa nên phòng tránh côn trùng bằng cách xịt thuốc, vệ sinh nơi ở.
  • Không giết côn trùng trên da.
  • Không nên để quần áo, khăn mặt phơi qua đêm ở ngoài trời vì quần áo sẽ bị nhiễm khí lạnh, bụi bẩn và là nơi trú ngụ của côn trùng.
  • Khi sử dụng đồ dùng: khăn mặt, quần áo… nên giũ sạch trước khi sử dụng.
  • Phát quang bụi rậm, loại bỏ các loại cây cỏ độc quanh nhà để tránh vi khuẩn, côn trùng phát triển và để tránh trường hợp da bị nhiễm do tiếp xúc với chất độc ivy.
  • Đeo bao tay và rửa sạch tay sau khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc mà GSV Việt Nam tổng hợp từ những ý kiến của chuyên gia. Hy vọng với những chia sẻ của GSV Việt Nam sẽ mang lại hữu ích lâu dài trong việc bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *