Mách bạn 5 cách trị mụn cóc bằng tỏi cực đơn giản

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong các món ngon người Việt, tuy nhiên ít ai biết rằng chúng còn được xem như bài thuốc có tác dụng đánh bay mụn cóc hiệu quả mà không hề bị viêm hay nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các trị mụn cóc bằng tỏi ngay tại nhà vừa nhanh và hiệu quả.

Tác dụng của tỏi trong việc trị mụn cóc

Mụn không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng khiến chúng ta khó chịu, kém tự tin

Mụn không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng khiến chúng ta khó chịu, kém tự tin

Mụn cóc hay còn tên gọi khác là mụn cơm được hình thành do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào biểu bì, chúng có kết cấu thô ráp do virus HPV tác động. Theo các chuyên gia, có đến hơn 100 chủng HPV khác nhau gây nên hiện tượng trên.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mụn cóc xuất hiện trên da đều không quá nghiêm trọng, không phải là biểu hiện của bệnh lý hay ung thư. Và việc loại bỏ tình trạng này đều không cần tới các thủ thuật y khoa mà chỉ cần thực hiện một số phương pháp đơn giản tại nhà. Trong đó, tỏi được đánh giá là bài thuốc điều trị mụn cóc hiệu quả hàng đầu.

Có thể nhiều người chỉ biết rằng tỏi là gia vị thơm ngon không thể thiếu trong mỗi món ăn, là vị thuốc đông y có khả năng trị viêm sưng, kháng khuẩn và sát trùng mạnh mẽ. Và hơn thế, theo các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, tỏi còn chứa nhiều hoạt chất là “khắc tinh” với các chủng HPV gây mụn cóc.

Một số thành phần được tìm thấy trong tỏi như:

  • Allicin: Đây là hợp chất có khả năng chống oxy hoá khá mạnh, chúng được tìm thấy khá nhiều trong tỏi. Bên cạnh tác dụng sát khuẩn, kháng viêm thì Allicin còn đem lại khả năng hỗ trợ việc ức chế đa số các chủng của virus HPV. Ngoài ra còn tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn có hại tồn tại trên da.
  • Hợp chất lưu huỳnh Sulfur: Các chuyên gia đánh giá rằng Sulfur có trong tỏi là hợp chất lưu huỳnh tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Đồng thời, chúng còn giúp ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng sau khi loại bỏ mụn cóc nhưng vẫn hạn chế được tình trạng tổn thương lan rộng trên da.
  • Thành phần khác: Ngoài hai thành phần chính trên, ở trong mỗi tép tỏi chúng ta còn tìm thấy các dưỡng chất khác tốt cho da như kẽm, vitamin A, C, giúp quá trình phục hồi hư tổn nhanh chóng, làm da sạch hơn sau khi điều trị mụn cóc. Đồng thời, chúng còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá, duy trì nồng độ cholesterol ở trạng thái cân bằng, trị cao huyết áp, hỗ trợ làm giảm xơ vữa động mạch

Hướng dẫn cách trị mụn cóc bằng tỏi đơn giản tại nhà

Đắp tỏi nguyên chất giúp đánh bay mụn cóc

Đắp tỏi tươi giúp đánh bay mụn cóc

Đắp tỏi tươi giúp đánh bay mụn cóc

Đây được xem là phương pháp loại bỏ mụn cóc bằng tỏi dễ thực hiện nhất mà các tính chất từ tỏi vẫn có thể thẩm thấu sâu vào vị trí bị mụn cóc. Từ đó giúp ức chế hoạt động của virus và teo mụn nhanh chóng.

Tuy nhiên, cách này sẽ không dùng cho những trường hợp đang bị vết thương hở hoặc mụn cóc đang gặp tình trạng bị tổn thương vì tỏi có thể khiến da bạn trở nên kích ứng hơn, nóng rát và khó chịu, làm tăng nguy cơ virus tấn công vùng da đang khoẻ mạnh.

Các bước tiến hành:

  • Đầu tiên, bạn hãy làm sạch da, đặc biệt là vị trí đang có mụn cóc và sử dụng khăn khô, mềm để thấm hết nước.
  • Bóc vỏ 1 tép tỏi rồi đem giã nát.
  • Sau đó, bạn có thể trực tiếp đắp tỏi lên mụn. Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng kích ứng, bạn có thể rắc bột đinh hương lên trên tỏi
  • Dùng khăn xô hoặc băng gạc y tế cố định tỏi để tránh bị rơi hoặc lệch khỏi vị trí mụn cóc. Để nguyên trong khoảng từ 5-6 giờ hoặc nếu thực hiện trước lúc đi ngủ thì có thể để qua đêm.
  • Cuối cùng, tháo bỏ băng để mụn tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài trong 1 giờ sau đó lại tiếp tục đắp tỏi tương tự như trước.
  • Kiên trì tiến hành phương pháp này từ 3-4 ngày/tuần cho tới khi thấy mụn cóc hoàn toàn biến mất.

Trị mụn cóc bằng nước ép tỏi

Bên cạnh dùng tỏi tươi đắp lên da, bạn có thể tham khảo cách loại bỏ mụn cóc bằng phương pháp cũng khá đơn giản đó là nước tỏi tươi. Bài thuốc vẫn có tác dụng tương tự như đắp trực tiếp, hơn hết là bạn không phải sử dụng đến băng gạc để cố định.

Các bước tiến hành:

  • Bóc khoảng 3-4 tép tỏi sau đó mang đi say nhuyễn hoặc giã nát lọc lấy nước cốt.
  • Vệ sinh sạch vùng bị mụn cóc sau đó thấm hết nước bằng khăn mềm và dùng tăm bông chấm nước tỏi lên mụn.
  • Để nguyên trong 1-2 phút rồi lại thoa thêm 4-5 lớp nữa. Thực hiện liên tục ngày 3 lần và 3-4 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Công thức đánh bay mụn cóc từ tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong giúp trị mụn cóc và kháng viêm nhanh chóng

Tỏi và mật ong giúp trị mụn cóc và kháng viêm nhanh chóng

Mật ong cũng được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, thường sử dụng phổ biến trong các công thức làm đẹp, dưỡng da. Không chỉ vậy, mật ong tự nhiên còn giúp dưỡng ẩm, tăng sự săn chắc của da, phục hồi tế bào bị hư tổn.

Và đặc biệt, khi kết hợp cùng tỏi thì hỗn hợp này sẽ đem lại khả năng trị mụn cóc cực hiệu quả, giảm cảm giác khó chịu, nóng rát khi thoa lên da. Chính vì vậy, nếu kiên trì áp dụng phương pháp trên có lẽ mụn cóc cũng trở thành “chuyện nhỏ”

Các bước thực hiện

  • Nghiền hoặc giã nhuyễn 1-2 tép tỏi.
  • Tiếp đó, bỏ khoảng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào rồi khuấy đều.
  • Da sau khi đã vệ sinh sạch sẽ thì đem hỗn hợp bôi lên vị trí bị mụn cóc sau đó dùng khăn xô hoặc gạc y tế băng lại để cố định .
  • Ủ trong 3-4 tiếng rồi bỏ ra và rửa lại bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  • Đều đặn thực hiện ngày 2 lần, sau khoảng 1 tháng là mụn cóc có thể được loại bỏ hoàn toàn.

Công thức xoá mụn cóc bằng tỏi và sữa chua không đường

Công thức trị mụn cóc và dưỡng da từ tỏi và sữa chua

Công thức trị mụn cóc và dưỡng da từ tỏi và sữa chua

Công thức tiếp theo mà bạn có thể tham khảo đó là sự kết hợp giữa tỏi và sữa chua không đường. Bởi trong sữa chua có chứa lượng acid lactic có công dụng loại bỏ tế bào chết và làm sạch da. Từ đó quá trình hấp thụ tinh chất tỏi của da được nhanh chóng hơn. Không những thế, sữa chua cũng có tác dụng làm dịu da giống như mật ong, tránh hiện tượng bỏng rát da.

Các bước thực hiện:

  • Như các công thức khác, trước tiên bạn cần đem 1-2 tép tỏi, bóc vỏ và giã nát lọc lấy nước cốt.
  • Cho tinh chất thu được hòa cùng 1 thìa cà phê sữa chua không đường.
  • Dùng tăm bông thoa đều lên vùng da bị mụn cóc. Dùng gạc băng lại ủ trong 2-3 tiếng sau đó tháo ra và rửa bằng nước sạch.
  • Đều đặn thực hiện ngày 2 lần cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn.

Mẹo loại bỏ mụn cóc bằng tỏi và nước chanh tươi

Tỏi tươi kết hợp nước cốt chanh giúp đánh bay mụn cóc lâu năm

Tỏi tươi kết hợp nước cốt chanh giúp đánh bay mụn cóc lâu năm

Ngoài những công thức trị mụn cóc ở trên thì sự kết hợp giữa tỏi và mật ong cũng cực hiệu quả. Bởi trong nước cốt chanh có nhiều vitamin C có tác dụng ức chế sắc tố melanin, kích thích tế bào sản sinh elastin và collagen, đẩy nhanh quá trình lành thương.

Các bước thực hiện:

  • Trước tiên, cần khuấy đều hỗn hợp nước canh và nước tỏi tươi theo tỉ lệ 1:1.
  • Sau đó, dùng tăm bông thoa đều dung dịch lên mụn cóc, sau đó đợi khô và thoa thêm 3-4 lớp nữa rồi để nguyên qua đêm.
  • Sáng hôm sau, chỉ cần rửa lại bằng nước sạch và để da nghỉ ngơi khoảng 1 giờ rồi lại tiếp tục làm tương tự.

Ưu và nhược điểm khi trị mụn cơm bằng tỏi

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả cao

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả cao

  1. Ưu điểm
  • Là nguyên liệu trị mụn cóc có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, vô cùng quen thuộc, dễ dàng sử dụng mà lại rất an toàn, ít gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm tới sức khoẻ.
  • Giá thành cực rẻ so với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị mụn cóc khác trên thị trường, phù hợp với “ví tiền” của nhiều người dùng.
  • Tác dụng tương đối nhanh, hiệu quả cao, có khả năng làm cồi mụn cóc co lại và dần mờ đi sau 6-7 ngày áp dụng, đồng thời có thể biến mất hoàn toàn chỉ sau từ 3 đến 4 tuần.
  1. Nhược điểm
  • Dùng tỏi có nguy cơ gây ra tình trạng kích ứng, mẩn ngứa, đỏ rát, bỏng nhẹ đối với một số trường hợp da bị nhạy cảm.
  • Nguyên liệu này thường có một mùi cay hăng vô cùng đặc trưng. Vậy nên có thể một số bạn sẽ bị khó chịu hoặc thậm chí là buồn nôn khi hít phải hương tỏi.
  • Tỏi được biết đến là vị thuốc có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn. Tuy nhiên nếu làm dụng quá hoặc dùng sai cách rất có thể giúp cho virus có cơ hội lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể bạn hoặc của người tiếp xúc gần.
  • Cần tốn nhiều thời gian và kiên trì thực hiện bài thuốc mới nhận được hiệu quả đánh bay triệt để mụn cóc.
  • Không sử dụng được tại những chỗ có vết thương hở, viêm loét, vùng da mỏng, nhạy cảm.

Cách chữa mụn cóc bằng tỏi bao lâu thì khỏi?

Điều trị mụn cóc bằng tỏi cần kiên trì và đúng cách

Điều trị mụn cóc bằng tỏi cần kiên trì và đúng cách

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của từng người mà việc điều trị mụn cóc có thể kéo dài hoặc ngắn. Thế nhưng trước tiên bạn nên thực sự kiên trì trong việc thực hiện dù là bất kỳ phương pháp nào. Ngoài ra, cần chú ý một số điều sau trước khi dùng tỏi:

  • Để hạn chế những rủi ro không mong muốn mà tỏi có thể đem lại, bạn hãy tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia về da liễu trước khi quyết định áp dụng phương pháp trị mụn cóc này nhé.
  • Sử dụng tỏi thử trên một vùng da nhỏ nhằm quan sát mức độ kích ứng của chúng đối với làn da. Nếu không gặp các hiện tượng hay triệu chứng bất thường sau khoảng 30-40 phút thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để điều trị mụn cóc.
  • Tuyệt đối không dùng tỏi cho các vùng da vô cùng nhạy cảm và có nguy cơ gây tổn hại cao như mặt, hậu môn, bộ phận sinh dục.
  • So với các nguyên liệu khác, tỏi được xem là có thành phần dễ gây kích ứng da hơn, nhất là khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Chính vì vậy, bạn nên chú ý vấn đề bảo vệ da như sử dụng kem chống nắng, các thiết bị che chắn khi đi ra ngoài.
  • Cân nhắc kỹ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng phương thuốc này đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh về động mạch ngoại biên hay tiểu đường.

Trên đây là một số cách trị mụn cóc bằng tỏi phổ biến và đơn giản. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn giải pháp loại bỏ mụn cóc. Ngoài ra, với các trường hợp bị mụn cóc lâu năm hoặc đang có hiện tượng đau nhức sưng nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ hơn.

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *