Cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả tại nhà, bạn đã biết chưa?

Cách trị sẹo thâm ở chân là chủ đề được không ít người quan tâm. Nguyên nhân dễ thấy là vì sẹo thâm gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, nhất là với những trường hợp thường xuyên diện quần hay váy ngắn. Nếu biết xử lý sẹo thâm đúng cách, bạn hoàn toàn có thể đạt được tỷ lệ thành công cao, giảm thiểu đáng kể chi phí cho các trung tâm làm đẹp và spa da liễu.

Sẹo thâm ở chân có nguyên nhân do đâu?

Để sử dụng cách trị sẹo thâm ở chân hiệu quả, trước tiên bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về nó. Sẹo thâm thường là kết quả của việc tổn thương hở ngoài da không được chăm sóc kịp thời và kỹ lưỡng. Sẹo thâm hình thành dưới dạng những mảng da sẫm màu, gây mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng, đặc biệt với các vùng da dễ thấy như chân, tay, mặt, lưng,…

Sẹo thâm gây mất thẩm mỹ trong nhiều trường hợp

Sẹo thâm gây mất thẩm mỹ trong nhiều trường hợp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng sẹo thâm ở chân. Nổi bật có thể kể đến như:

  • Vết bỏng: Trong một phút bất cẩn nào đó, bạn có thể vô tình để chân chạm phải các vật nóng, ví dụ như bô xe máy, nồi xoong nấu thức ăn,… Các vết bỏng này đều không quá nghiêm trọng nhưng lại rất dễ để lại sẹo thâm nếu không sớm có biện pháp xử lý.
  • Trầy xước do tai nạn, va chạm: Đây là nguyên nhân phổ biến gây sẹo ở chân. Trầy xước do tai nạn xe cộ, ngã,… thường khiến da chảy máu. Nếu trong quá trình hồi phục bạn không kiêng khem đúng cách thì sau khi vết thương liền lại sẽ để lại tình trạng thâm đen.
  • Vết cắn của côn trùng: Khi bị cắn bởi côn trùng, chất độc từ phần miệng của chúng có thể gây ra tình trạng đau rát, sưng tấy và ngứa ngáy. Sau khi da lành lại, vết thương do côn trùng cắn cũng có nguy cơ cao để lại sẹo thâm.
  • Phẫu thuật: Các loại phẫu thuật xâm lấn rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi. Những vết sẹo này cũng thường có kích thước lớn và mất rất nhiều thời gian mới có thể mờ dần.
  • Các bệnh lý ngoài da: Ngoài các nguyên nhân nêu trên, sẹo thâm ở châm còn có thể liên quan đến bệnh lý da liễu, ví dụ như sỏi, thủy đậu, ghẻ lở,….

6 cách trị sẹo thâm ở chân an toàn, hiệu quả

Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà phần lớn đều sử dụng dược liệu thiên nhiên. Ngoài ra, quá trình thực hiện cũng đơn giản, không mất nhiều thời gian nên khá được ưa chuộng. Dưới đây là 6 biện pháp giảm sẹo thâm được áp dụng rộng rãi nhất:

Củ nghệ trị sẹo thâm

Từ lâu trong Đông y đã sử dụng củ nghệ để điều trị những vấn đề liên quan đến da liễu, trong đó có cả sẹo thâm. Theo đó, củ nghệ có khả năng chống viêm, thúc đẩy sản sinh tế bào da mới, làm mờ vết thâm sẫm màu, cải thiện đáng kể chất lượng làn da.

Bài thuốc từ củ nghệ cũng được đánh giá cao về độ an toàn, không gây kích ứng với làn da nhạy cảm.

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ được nhiều người áp dụng

Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nghệ được nhiều người áp dụng

Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi.

Cách thực hiện:

  1. Nghệ sau khi rửa sạch cho vào cối giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt.
  2. Thoa nước cốt nghệ lên vết sẹo thâm, ngày dùng 2 – 3 lần.

Cách trị sẹo thâm ở chân với củ hành tây

Nhiều người cũng sử dụng hành tây để trị sẹo thâm ở chân. Theo các nghiên cứu khoa học, hành tây có chứa hoạt chất kháng sinh giúp làm đều màu da, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng, thúc đẩy quá trình phục hồi của da một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chuẩn bị: ½ củ hành tây tươi.

Cách thực hiện:

  1. Hành tây lột bỏ vỏ, cắt nhỏ và cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
  2. Đắp phần hành tây xay nhuyễn lên vùng da có sẹo thâm, để nguyên từ 5 – 10 phút. Sau khi đắp hành, bạn dùng nước ấm rửa sạch lại.
  3. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng hành tây nên dùng 2 lần mỗi tuần.

Bài thuốc từ rau má

Rau má là vị thuốc Nam có khả năng hỗ trợ làm mờ sẹo thâm hiệu quả. Theo Đông y, rau má tính mát, vị ngọt, công dụng chính là tiêu viêm, giảm đau, ích khí, giúp cải thiện chất lượng làn da, thúc đẩy lưu thông máu và thanh nhiệt giải độc. Hiện nay, cũng có nhiều hãng dược mỹ phẩm thêm rau má vào bảng thành phần của nhiều sản phẩm kem bôi trị thâm sau mụn.

Rau má sở hữu nhiều lợi ích với làn da có sẹo thâm

Rau má sở hữu nhiều lợi ích với làn da có sẹo thâm

Chuẩn bị: 5g rau má tươi.

Cách thực hiện:

  1. Rau má tươi rửa sạch, dùng chày cối giã nhuyễn.
  2. Sử dụng lá rau má đã giã nhuyễn đắp lên vùng da bị sẹo thâm.
  3. Thực hiện đều đặn bài thuốc đắp rau má 1 – 2 lần mỗi tuần.

Nha đam trị sẹo thâm

Nha đam luôn được biết đến như là một loại “thần dược” đối với làn da. Theo nhiều nghiên cứu, nha đam có nhiều hoạt chất chống viêm và vitamin có lợi cho da, giúp làm mờ sẹo thâm, cung cấp độ ẩm thiết yếu và thúc đẩy quá trình sản sinh mô tế bào da.

Chuẩn bị: 10g nha đam tươi.

Cách thực hiện:

  1. Nha đam gọt bỏ vỏ ngoài, sau đó nạo lấy phần thịt trong suốt bên trong.
  2. Dùng phần thịt nha đam thoa đều lên vùng da bị sẹo thâm, mỗi ngày ít nhất 1 lần.

Giấm táo “đánh bay” sẹo thâm ở chân

Giấm táo có chứa axit citric – một loại axit hữu cơ tự nhiên với khả năng làm mềm mô sẹo, kích thích quá trình phát triển tế bào mới thay thế cho lớp sừng thâm đen cũ. Nhờ vậy mà giấm táo có thể giúp làm đều màu da, giảm thiểu đáng kể tình trạng sẹo thâm ở chân do côn trùng cắn hay trầy xước.

Giấm táo có khả năng làm mờ sẹo thâm hiệu quả

Giấm táo có khả năng làm mờ sẹo thâm hiệu quả

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê giấm táo nguyên chất.

Cách thực hiện:

  1. Vệ sinh vùng da có sẹo, sau đó thoa lên một lớp mỏng giấm táo.
  2. Để nguyên trong khoảng 10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch lại.
  3. Cách trị sẹo thâm ở chân này có thể dùng 2 đến 3 lần một tuần.

Bài thuốc dân gian từ củ gừng

Gừng cũng được sử dụng rộng rãi trong việc trị sẹo thâm ở chân. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, công dụng chính là kháng viêm, kháng khuẩn, giảm thâm mờ sẹo và thúc đẩy quá trình hình thành mô tế bào mới trên da.

Chuẩn bị: 5g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  1. Gừng tươi rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn.
  2. Dùng phần gừng đã giã nhuyễn đắp lên vết sẹo thâm, thời gian đắp là 15 phút.
  3. Thực hiện bài thuốc đắp từ gừng 1 – 2 lần/tuần.

Trên đây là một số cách trị sẹo thâm ở chân được bài viết tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn đọc tìm được giải pháp hữu ích đối với các tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da nói riêng và tính thẩm mỹ nói chung.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *