CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀY ĐAY CẤP

Mày đay cấp là bệnh lý thường gặp, nguyên nhân thường do thuốc, thức ăn, nhiễm virus, vi khuẩn, stress, ký sinh trùng, côn trùng hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng. Tuy nhiên, 50% mày đay cấp không rõ nguyên nhân. Để điều trị hiệu quả bệnh mày đay, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này.

 

Nội dung :

Mày đay cấp là gì?

 

Mày đay cấp tên tiếng anh là acute urticaria, là bệnh lý phổ biến, có khoảng 20% dân số từng bị mày đay ít nhất một lần trong đời.

Bệnh mày đay cấp là tình trạng phản ứng của mao mạch trên da gây phát ban trên da. Bệnh mày cấp xuất hiện và mất đi trong 24 giờ và thường diễn biến < 6 tuần.

 

Người bị mày đay cấp thường có biểu hiện gì?

Mày đay cấp tính đặc trưng bởi các tổn thương da điển hình dạng sẩn phù với các đặc điểm như:

 

  • Màu sắc: Sẩn phù thường có màu đỏ hoặc nhạt màu, kèm theo các dát đỏ sau khi giảm sẩn phù.
  • Kích thước: Từ vài milimet đến vài centimet
  • Hình dáng: Đa dạng như hình tròn, hình nhẫn, đa cung hoặc hình bản đồ, dạng mảng lớn.
  • Thời gian xuất hiện: Tổn thương thường xuất hiện và biến mất trong vài phút đến vài giờ (<24 giờ).
  • Phân bố: Các sẩn cục có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể: mặt, thân hình, tay, chân…
  • Xuất hiện tình trạng phù mạch có thể kèm theo sưng nề ở mí mặt, môi, cơ quan sinh dụng, bàn tay hoặc bàn chân…
  • Triệu chứng cơ năng thường rất ngứa. Ngoài ra, người bệnh còn có thể sốt, viêm mũi họng, khó thở, đau bụng…

Nguyên nhân nào gây bệnh mày đay cấp?

 

 

Có nhiều nguyên nhân gây mày đay cấp, trong đó có tới 50% trường hợp bệnh không rõ nguyên nhân. 50% mày đay cấp còn lại chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Do nhiễm khuẩn: Viêm gan B, C, nhiễm khuẩn hô hấp, răng miệng.
  • Do thực phẩm: Lạc, đậu, sữa, trứng, hải sản…
  • Do côn trùng đốt
  • Do thuốc kháng sinh, vacxin…
  • Do viêm da tiếp xúc dị ứng bởi nhựa, kim loại…

 

Điều trị mày đay cấp như thế nào?

 

Hết sức lưu ý, bệnh mày đay cấp nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển nặng. Trường hợp mày đay gây phù mặt, khó thở có thể gây ra sốc phản vệ. Bên cạnh đó, bệnh mày đay cấp còn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, khiến người bệnh thêm tự ti, stress…

Do đó, nếu phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình có những biểu hiện giống triệu chứng mày đay cấp nêu trên, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để tìm nguyên nhân gây mày đay, bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, test lẩy da (nếu nghi ngờ tác nhân dị ứng), thực hiện sinh thiết da….

Việc điều trị mày đay cần kết hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Sau khi khám và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp.

Trường hợp mày đay không nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng histamin H1 và hỗ trợ tại chỗ bằng thuốc dạng lotion.

Trường hợp mày đay cấp nghiêm trọng (người bệnh có dát đỏ phù nề ở mặt và cổ, tức ngực, sẩn phù rộng), bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch epinephrin, chlopheniramin, corticoid toàn thân hoặc cho bệnh nhân nhập viện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh mày đay cấp. Hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, và có giải pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết :

Một bình luận cho “CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀY ĐAY CẤP”

  1. 1- Tang cu?ng s? lanh d?o c?a D?ng, qu?n ly c?a Nha nu?c, phat huy s? tham gia c?a M?t tr?n T? qu?c Vi?t Nam, cac doan th? chinh tr? – xa h?i va c?a toan xa h?i trong b?o v?, cham soc va nang cao s?c kho? nhan dan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *