GIẢI PHÁP CHO TRẺ BIẾNG ĂN

Biếng ăn không phải là một bệnh, nhưng nó mang lại không ít phiền toái khi đặt con lên cân để kiểm tra cũng như so sánh với con hàng xóm.

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc phụ huynh. Khi bé nhà bạn biếng ăn, bạn thường có xu hướng ép con ăn, việc này không đưa lại kết quả khả quan mà nhiều khi còn làm phản tác dụng.

 

CẦN KHẲNG ĐỊNH “CHẮC NỊCH” VỚI NHAU RẰNG

Cho tới hiện nay Khoa học, Y khoa… chưa định nghĩa một cách khoa học và chưa đưa ra loại thuốc/sản phẩm nào giúp bé ăn được mà an toàn với trẻ. Các loại sản phẩm/cốm ăn ngon tạo cảm giác ăn ngon cho tất cả các trẻ đều có thể có các dược chất như corticoide, cyproheptadine…chúng được chống chỉ định cho trẻ em. Chúng có thể tạo ra cảm giác ăn được tạm thời, chúng ta có thể nhìn thấy ngay trong 1 – 2 tuần, nhưng hậu quả không thể lường trước được.

PHẢI XỬ LÝ NHƯ NÀO KHI CON BIẾNG ĂN LÀ THÔNG TIN MẸ BỈM CẦN – NGUYÊN NHÂN DẪN TRẺ BIẾNG ĂN

Biếng ăn, nó là tình trạng trẻ ăn kém, ăn không ngon miệng dẫn đến lượng ăn ít kéo dài và hậu quả là suy dinh dưỡng, còi xương.

Để điều trị biếng ăn, chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân gây ra biếng ăn là gì và từ đó chúng ta mới điều trị triệt để được. Tình trạng biếng ăn thường xảy ra do một số nguyên nhân cơ bản sau.

Nội dung :

1. Nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai

Đối tượng này thường có sức đề kháng kém, sau khi sinh thường bị bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, thường tiêm kháng sinh dài ngày khi mới sinh, dẫn đến đường ruột kém, hay ốm vặt, thiếu vitamin & khoáng chất (đặc biệt Sắt, canxi, vitamin D), suy dinh dưỡng…đối tượng này tương đối khó điều trị, phải kiên trì, vất vả mới vực được bé lên.

2. Nhóm trẻ mắc các bệnh mạn tính kéo dài

Loại trừ các bệnh Tim bẩm sinh, các dị tật sơ sinh khác; thường như tiêu chảy kéo dài, táo bón mạn tính, viêm mũi họng và kháng sinh liên miên…đối tượng mày đường ruột rất kém, bị ô nhiễm nặng nên không thể tiêu hóa hay hấp thụ được dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng, chúng ta muốn điều trị phải điều trị dứt điểm các bệnh mạn tính này mới cải thiện được.

3. Do vấn đề sức khỏe

  • Cũng như chúng ta, nếu không khỏe, trẻ cũng sẽ biếng ăn
  • Trẻ mọc răng biếng ăn vì nướu sưng đau khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn.
  • Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
  • Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. Trẻ có thể bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.

4. Do tâm trạng mỗi ngày của bé

  • Nhóm trẻ bình thường chẳng sao cả nhưng bố mẹ luôn nghĩ con mình ăn ít, với tâm lý ngày hôm nay con phải ăn nhiều hơn ngày hôm qua, chúng ta mặc định mỗi bữa bé phải ăn hết tần này mới đủ, chúng ta hãy đặt mình vào đứa trẻ, hôm nay vui vẻ, đồ ăn ngon chúng ta ăn 3 bát cơm, ngày mai công việc cơ quan không thuận lợi nên chỉ ăn được lưng bát…chúng ta cho phép chúng ta thất thường, bỏ ăn nhưng tuyệt đối con không được bỏ ăn.
  • Do áp lực học hành hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ ở trường.
  • Gia đình xảy ra vấn đề: có người thân mất, bố mẹ cãi nhau… cũng khiến trẻ thay đổi tính nết, biếng ăn.

5. Nhóm trẻ biếng ăn do bố mẹ

  • Nhóm này, bố mẹ không chịu học hỏi, không quan tâm đến con, đi làm về là cho con cái Smartphone hoặc ipad, hoặc mở tivi… ngay cả khi ăn cũng vẫn xem ipad, smartphone, tivi khi xem như vậy, trẻ sẽ không tập trung, hệ thần kinh không nhận thức được mùi vị, màu sắc của thức ăn (do chúng mải tập trung siêu nhân, hoạt hình, game…) nên trẻ không có khái niệm về loại thức ăn đó, lần tới bé sẽ dửng dưng khi bạn mang cho bé ăn.
  • Bố mẹ luôn thấy con còi, ăn ít và cho trẻ dùng dài ngày các thuốc kích thích ăn ngon, chúng chỉ giải quyết vấn đề tâm lý của Bố, mẹ mà thôi.
  • Bố mẹ không biết cách chế biến bữa ăn, nêm gia vị theo khẩu vị của người lớn…lâu ngày dẫn đến mất vị giác và cảm nhận thức ăn của trẻ và trẻ không hứng thú với bữa ăn.
  • Bố mẹ hay mang công việc về nhà, mang stress cơ quan về và nó ảnh hưởng tâm lý cả gia đình, ảnh hưởng không khí bữa ăn và trẻ là đối tượng chịu hậu quả.
  • Bố mẹ không kiên trì: trẻ có xu hướng từ chối món ăn mới ít nhất từ 8 – 12 lần, thường bố mẹ sẽ bỏ cuộc và chiều theo ý của trẻ hoặc trẻ không ăn chúng ta thường bỏ qua. Hãy kiên trì giới thiệu cho trẻ, bữa nào cũng sẽ nấu, trẻ không ăn thì mình ăn, nhớ là hãy gắn món ăn đó với một sở thích nào đó của trẻ.
  • Một vài cha mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn châm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn. Không nên cho trẻ ăn riêng một mình, hãy cho trẻ ăn cùng gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, không cảm thấy buồn khi ăn.

6. Trẻ không ăn đồ ăn chúng không thích

Việc cha mẹ thường chiều chuộng con, cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài, có thể khiến các bé kén ăn. Để lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng do không ăn đủ chất và trẻ sẽ không ăn những đồ ăn giàu dinh dưỡng mà chúng không thích. Hãy thay đổi món ăn hằng ngày cho bé, tránh lặp đi lặp lại các món ăn khiến bé nhanh chán.

7. Cho trẻ ăn không đúng thời điểm

Hãy cho bé ăn theo giờ, về lâu dài, sẽ tập thói quen cho bé, đến đúng thời điểm sẽ cảm thấy đói và cần nạp năng lượng. Nếu bạn cho bé ăn không đúng như thường bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ, trẻ sẽ không nhận biết được lúc nào no hay lúc nào thật sự đói.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *