Mụn bọc ở mũi: Đặc điểm, nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Mụn bọc ở mũi là tình trạng phổ biến ở nhiều người do lỗ chân lông ở mũi thường dễ bị tắc nghẽn hơn vị trí khác. Hiểu về loại mụn này sẽ giúp bạn có cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả, tránh những hệ lụy không mong muốn.

Nội dung :

Đặc điểm của mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi là một loại mụn khó điều trị, thuộc danh sách nhóm mụn trứng cá. Mụn này hình thành với vết sưng từ sâu bên trong lỗ chân lông, có kích thước lớn khiến người bị mụn cảm giác đau nhức, châm chích liên tục. Một số dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở mũi là:

  • Các nốt mụn có màu đỏ, lan rộng theo thời gian và có kích thước lớn.
  • Mụn chứa hạt mủ trắng bên trong.
  • Mụn không thể tự khỏi, thường ở trong da thời gian dài.
  • Mụn thường xuất hiện ở phần đầu mũi hoặc cánh mũi. Bởi nơi đây có nhiều bã nhờn dễ để hình thành mụn.
  • Người có làn da dầu có khả năng bị mụn bọc cao hơn các loại da khác.
Hình ảnh mụn bọc ở mũi

Hình ảnh mụn bọc ở mũi

Mụn bọc không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Loại mụn này có thể vỡ ra và lây lan tới các vị trí khác trên mặt. Ngoài ra, mụn bọc có thể gây ra vết thâm, sẹo lồi ở trên mũi.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi. Để tìm được phương pháp chữa trị cũng như hạn chế mụn, bạn cần xác định được nguyên nhân và loại bỏ chúng.

Rối loạn nội tiết

Hormone nội tiết trong cơ thể thường có những thay đổi nhất định đặc biệt là khi dậy thì, mang thai hay chu kỳ kinh nguyệt. Khi sự thay đổi nội tiết này diễn ra khiến tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh hơn cũng như khiến các lỗ chân dễ bị bít tắc. Lúc này, vi khuẩn ở nang lông kết hợp với cặn bẩn còn lại trên mặt gây hình thành ổ mụn bọc và sưng viêm ở mũi.

Căng thẳng thần kinh kéo dài

Căng thẳng thần kinh thường khiến cơ thể thay đổi nội tiết tố dẫn đến hình thành mụn. Tình trạng mụn cũng nặng hơn khi lo lắng, stress lâu ngày. Theo các bác sĩ da liễu, khi stress kéo dài có thể khiến hệ thần kinh bị tác động làm tăng tiết mồ hôi, tăng hoạt động tuyến bã nhờn khiến da dễ bị nổi mụn và nặng hơn tình trạng mụn sẵn có.

Ngủ muộn và ngủ không đủ giấc

Những người có thói quen ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc thường đối diện với nguy cơ mụn ẩn cao. Bởi giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến làn da. Khi ngủ muộn khiến các cơ quan bài tiết không hoạt động tốt gây ra mụn.

Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nên ngủ sâu giấc từ 11h đêm đến 3 giờ sáng để da được phục hồi và khỏe mạnh nhất. Nếu bỏ lỡ thời gian này có thể khiến độc tố không đào thải hoàn toàn ra ngoài, bộc lộ ngay trên da với những nốt mụn bọc.

Ngủ đủ giấc phòng ngừa nguy cơ mụn

Ngủ đủ giấc phòng ngừa nguy cơ mụn

Ngoài ra, ngủ quá ít tiếng còn khiến da khó tái tạo, khiến quá trình này bị gián đoạn. Chính vì vậy, những người thường xuyên thức khuya hoặc ngủ ít tiếng thường có làn da yếu, xỉn màu hoặc mụn bọc.

Ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bạn. Chính vì vậy, việc chú ý đến thực đơn khỏe mạnh sẽ giúp làn da mịn màng, phòng ngừa nguy cơ mụn ẩn hiệu quả.

Theo đó, bạn nên tránh các loại thực phẩm cay nóng, ngọt, dầu mỡ hoặc có cồn, gas hay chất kích thích. Chú ý nói không với các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều cay… Thay vào đó, hãy chú ý bổ sung chế độ ăn uống nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe như rau xanh, ngũ cốc…

Cách trị mụn bọc ở mũi tại nhà nhanh nhất

Mụn bọc mặc dù được đánh giá là loại mụn “cứng đầu” nhưng bạn có thể điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc theo đơn kê của bác sĩ da liễu. Ngoài ra, những phương pháp điều trị tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên dưới đây cũng được đánh giá cao như:

Chữa mụn bọc ở mũi bằng tỏi

Tỏi có đặc tính kháng nấm và virus đồng thời giúp giảm sưng hiệu quả. Thêm vào đó, tỏi cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho da, hạn chế sự phát triển của mụn bọc.

Tỏi trị mụn bọc ở mũi hiệu quả

Tỏi trị mụn bọc ở mũi hiệu quả

Cách chữa trị mụn bọc bằng tỏi như sau:

  • Dùng 2 tép tỏi tươi xay hoặc băm nhuyễn và trộn với nước lọc.
  • Cho tỏi đã xay lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ xung quanh.
  • Để hỗn hợp tỏi trong khoảng 3 phút và rửa lại mặt với nước.

Chữa mụn bọc to ở mũi bằng chanh tươi

Nước chanh tươi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao tốt cho sức khỏe của da. Thêm vào đó, chanh tươi còn chứa lượng axit citric giúp tiêu sưng cũng như giảm mụn nhanh. Thực hiện bài thuốc trị mụn bằng chanh tươi theo cách:

  • Vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh.
  • Dùng tăm bông thấm vào nước cốt chanh và thoa quanh nốt mụn.
  • Đợi khoảng 3 phút sau đó rửa lại mặt với nước ấm.
  • Dùng kem dưỡng và trị mụn bọc để tăng thêm công hiệu.

Mẹo làm hết mụn bọc ở mũi bằng bột nghệ

Nghệ từ lâu đã được đánh giá cao về công dụng làm đẹp bởi khả năng kháng viêm và trị sẹo tốt. Trong nghệ có thành phần curcumin giúp chữa lành vết thương, làm mịn da hiệu quả. Ngoài ra, trong nghệ còn có tinh dầu như atlantone, turmerone… cực kỳ hữu ích và tốt cho việc bảo vệ cũng như trẻ hóa làn da.

Bột nghệ giúp hỗ trợ trị mụn bọc hiệu quả

Bột nghệ giúp hỗ trợ trị mụn bọc hiệu quả

  • Trộn bột nghệ với sữa tươi không đường theo tỉ lệ 1:2.
  • Phủ lớp mặt nạ này lên đầu mũi bị mụn và vùng da lân cận trong khoảng 10 phút.
  • Dùng bông thấm nước ấm để lau sạch hợp chất bột nghệ cùng bã nhờn sau khi đắp.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả điều trị mụn tốt.

Rau mồng tơi giúp điều trị mụn bọc

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mồng tơi có đặc tính thải độc cũng như chống viêm hiệu quả. Thêm vào đó, rau mồng tơi cũng chứa nhiều vitamin A, E, kẽm, sắt giúp phòng ngừa vi khuẩn ẩn trong các tầng da. Chính vì vậy, loại rau này được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn ẩn.

Rau mồng tơi giúp chữa trị mụn bọc

Rau mồng tơi giúp chữa trị mụn bọc

Cách sử dụng mồng tơi chữa mụn bọc:

  • Sử dụng khoảng 100g lá mồng tơi tươi và rửa sạch.
  • Cho mồng tơi vào máy xay hoặc cối giã nát, sử dụng nước cốt rau.
  • Thấm bằng bông y tế vào nước cốt mồng tơi sau đó thoa lên các nốt mụn bọc sưng đỏ.
  • Sau khoảng 5 phút, thực hiện rửa mặt sạch sẽ, lau khô cũng như sử dụng kem dưỡng.

Điều trị mụn bọc trên mũi bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da và hỗ trợ đánh bay mụn hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp trị mụn bọc ở mũi bằng dầu trà:

  • Làm loãng dầu cây trà bằng nước lọc theo tỉ lệ 2:1.
  • Sau khi tắm, thoa dầu lên vùng mũi.
  • Để 5-7” cho tới khi dưỡng chất khô lại.
  • Tiếp tục với bước khóa ẩm và dùng mask ngủ.

Ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện trên làn da của bạn

Mụn bọc là tình trạng không nên xem thường bởi nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa sự xuất hiện của loại mụn này với một số phương pháp sau:

Chú ý trong việc chăm sóc da

  • Chú ý trong việc làm sạch da để giúp da loại bỏ bụi bẩn đồng thời lỗ chân lông được thông thoáng hơn, từ đó hạn chế tình trạng mụn bọc xuất hiện ở mũi. Tốt nhất, nên rửa mặt hai lần một ngày để làm sạch bụi bẩn, dầu thừa cũng như bã nhờn trên da.
  • Mặc dù rửa mặt là cần thiết cho làn da, tuy nhiên, bạn không nên rửa mặt quá nhiều vì có thể làm mất đi lượng dầu trong sản xuất bã nhờn cần thiết trên da. Ngoài ra, khi rửa mặt không nên kỳ cọ quá mạnh làm ảnh hưởng đến da mặt.
  • Chú ý thường xuyên tẩy trang cho da, đặc biệt trước khi ngủ để da được phục hồi tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có gốc dầu bởi chúng có thể tăng khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm dạng nước để phù hợp hơn cho da.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, đảm bảo duy trì độ pH da ổn định để phòng ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Chú ý hạn chế tẩy tế bào chết cho da, bởi vì nó làm kích thích sản xuất bã nhờn. Chỉ nên tẩy 2 lần mỗi tuần với các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng.
  • Sử dụng sản phẩm kem chống nắng để hạn chế da tiếp xúc với tia cực tím làm cơ thể bị mất nước, sản xuất nhiều bã nhờn. Khi chọn kem chống nắng nên ưu tiên sản phẩm phù hợp với da, tránh bít tắc lỗ chân lông.
Chú ý trong chăm sóc da để phòng ngừa mụn bọc hiệu quả

Chú ý trong chăm sóc da để phòng ngừa mụn bọc hiệu quả

Chú ý ăn uống khoa học

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết cho người bị mụn bọc. Nghiên cứu cho thấy, người bị mụn bọc nên bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ, ít carbohydrate rất tốt cho việc loại bỏ mụn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp nước cho da đồng thời hỗ trợ ngăn da mặt sản xuất quá nhiều bã nhờn.
  • Tránh các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, có cồn, chất kích thích… để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe da.

Chú ý thói quen sinh hoạt khoa học

  • Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc. Bởi việc nặn mụn này có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da và làm nhiễm trùng các lỗ chân lông. Nặn mụn không đúng cách có thể khiến da sẽ bị nổi mụn nhiều hơn, đóng vảy vết thương và gây sẹo.
  • Chú ý ngủ sớm và ngủ đủ giấc để làn da được tái tạo và có sức khỏe tốt nhất.
  • Tránh căng thẳng thần kinh kéo dài gây ảnh hưởng đến nội tiết cơ thể.

Mụn bọc ở mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo sự khó chịu cho người mắc phải. Do đó, nếu chẳng may bị mụn bọc, bạn nên chú ý chăm sóc cũng như điều trị đúng chuẩn để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *