Mụn bọc ở trán có nguy hiểm không và top 5+ cách chữa trị

Mụn bọc ở trán không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bị đau và khó chịu. Nếu điều trị sai cách, mụn có thể dẫn đến sẹo, rỗ thậm chí sưng viêm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc ở vùng trán là gì, điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Nội dung :

Nguyên nhân gây mụn bọc ở trán

Có nhiều nguyên nhân gây mụn bọc ở trán khác nhau, trong đó phổ biến là các nguyên nhân:

Do bệnh lý trong cơ thể

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng mụn bọc như:

  • Bệnh lý về gan: Gan có nhiệm vụ đào thải độc tố. Chính vì vậy, khi cơ quan này gặp vấn đề sẽ không thể đào thải độc tố ra bên ngoài, gây tích tụ bên trong cơ thể. Những người gặp vấn đề về gan dễ bị các loại mụn trong đó có mụn bọc ở trên trán.
  • Bệnh lý về đường ruột: Đường ruột là cơ quan đóng vai trò tiêu hóa cho cơ thể. Khi đường ruột gặp vấn đề dẫn đến bài tiết chất độc gặp trục trặc gây ra mụn bọc.
Mụn bọc ở trán có thể do bệnh lý về gan

Mụn bọc ở trán có thể do bệnh lý về gan

Do lượng bã nhờn quá nhiều

Khi tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu gây dư thừa, lượng dầu dư thừa này đi qua lỗ chân lông có thể gây tắc nghẽn. Lúc này, da mặt xuất hiện nhiều vi khuẩn dẫn đến mụn trong đó có mụn bọc.

Vùng trán bí mồ hôi, gây ra mụn bọc

Khi vùng trán bị bí bởi khăn quàng cổ, băng đô, tóc, mũ bảo hiểm… gây ra mồ hôi tích tụ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn trong đó có mụn bọc. Đổ mồ hôi dẫn đến tăng dầu trong các nang lông. Ngoài ra, nếu vệ sinh tóc ở vùng trán không sạch sẽ sau khi bị mồ hôi cũng gây ra mụn bọc

Vùng trán bí mồ hôi có thể gây ra mụn bọc

Vùng trán bí mồ hôi có thể gây ra mụn bọc

Tế bào da chết

Da không được tẩy tế bào chất là nguyên nhân tạo ra vi khuẩn khiến lỗ chân lông bị tắc. Chính vì vậy, việc tẩy tế bào chết rất quan trọng với da, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và phòng ngừa nguy cơ hình thành mụn bọc.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, mụn bọc ở trán còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ, chọn sai sản phẩm chăm sóc da.
  • Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, cafein, chất kích thích…
  • Thường xuyên thức khuya, căng thẳng thần kinh…
  • Làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm.

Mụn bọc ở trán có nguy hiểm không?

Mặc dù thuộc thể mụn trứng cá nhưng mụn bọc được đánh giá là thể nặng, không nên xem thường. Mụn bọc ở trán có kích thước lớn hơn, dễ để lại sẹo và vết thâm hơn so với các loại mụn khác. Ngoài ra, điều trị mụn bọc ở vùng trán cũng phức tạp và khó khăn hơn so với các thể mụn trứng cá khác.

Chính bởi loại mụn này có kích thước lớn nên nó làm mất thẩm mỹ, khiến người bị mất tự tin, cảm thấy tự ti hơn. Do đó, mụn bọc ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

Mụn bọc ở trán dẫn đến tự ti hơn trong giao tiếp

Mụn bọc ở trán dẫn đến tự ti hơn trong giao tiếp

Mụn bọc không nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng, mụn bọc có thể gây ra nhiều tổn thương cho da dẫn đến nhiễm trùng, áp xe thậm chí hoại tử vùng da bị mụn và xung quanh. Thậm chí, vi khuẩn có thể tấn công vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu.

Cách trị mụn bọc ở trán hiệu quả nhất

Điều trị mụn bọc ở trán là cần thiết để tránh sự phát triển, nhiễm trùng gây sẹo rỗ không mong muốn. Có nhiều phương pháp điều trị mụn ở trán như dùng thuốc tây, trị mụn theo kỹ thuật và các nguyên liệu thiên nhiên.

Cách trị mụn bọc ở trán bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây trị mụn bọc là phương pháp phổ biến bởi mang lại hiệu quả nhanh. Thông thường phương pháp này được bác sĩ chỉ định khi mụn bọc mức độ nhẹ. Dạng thuốc tây phổ biến là thuốc bôi và thuốc uống. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng trong điều trị mụn bọc ở trán là:

Kháng sinh dạng uống

Các loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị các loại mụn như Minocycline, Clindamycin, Tetracycline… Đây là những loại thuốc giúp ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh dạng uống dùng trong điều trị mụn bọc

Kháng sinh dạng uống dùng trong điều trị mụn bọc

Kháng sinh dạng bôi

Các loại kháng sinh dạng bôi có công dụng ức chế phát sinh của vi khuẩn gây hại, giảm sưng viêm và đau nhức hiệu quả. Một số loại thuốc kháng sinh dạng bôi phổ biến là:

  • Thuốc Isotretinoin: Đây là một kháng sinh chứa chất dẫn xuất của vitamin A, thuốc này có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tăng sinh dầu nhờn. Do đó, thuốc được chỉ định để giảm hiện tượng bít lỗ chân lông đồng thời làm lành tổn thương nhanh chóng.
  • Axit salicylic: Đây là chất có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giảm tình trạng ngứa rát do mụn bọc. Thuốc cũng giúp đánh tan dầu nhờn trên da từ đó làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa sự phát triển của mụn từ sâu bên trong.
  • Benzoyl peroxide: Đây là thành phần có khả năng thấm sâu vào vị trí mụn bọc để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, thuốc còn giúp làm khô phần đầu nhân mụn, đẩy mụn lên phía trên da.

Sử dụng thuốc tây trong điều trị mụn bọc ở trán đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định về liều lượng, cách dùng của các bác sĩ da liễu. Lưu ý khi sử dụng không tự ý tăng hoặc giảm liều không theo chỉ định bởi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trị mụn bọc ở trán bằng kỹ thuật hiện đại

Hiện nay có nhiều kỹ thuật hiện đại được lựa chọn trong điều trị mụn bọc. Thông thường các phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh, an toàn giúp lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh. Dưới đây là một số phương pháp kỹ thuật thường được sử dụng:

  • Điều trị mụn bọc ở trán bằng laser: Một số trung tâm chăm sóc da sử dụng tia laser để điều trị mụn với tần sóng an toàn chiếu trên da. Phương pháp này nhằm loại bỏ vi khuẩn tác động đến da. Đồng thời tia laser cũng giúp kích thích tăng sản sinh collagen cũng như tái tạo tế bào da hiệu quả.
  • Điều trị mụn bọc bằng kỹ thuật lấy nhân mụn: Đây là phương pháp lấy nhân mụn để làm sạch nang lông nhằm loại bỏ vi khuẩn từ đó loại bỏ mụn an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu khuyên bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này với những mụn đã chín để hạn chế những tổn thương không mong muốn đến da.
  • Tiêm Corticoid điều trị mụn bọc: Với những trường hợp bị mụn bọc ở trán kèm theo triệu chứng viêm nhiễm, đau nhức sẽ được các bác sĩ chỉ định tiêm corticoid. Liệu pháp tiêm corticoid có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên bạn chỉ được thực hiện phương pháp này khi có chỉ định y khoa, không được tự ý sử dụng có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
Tia laser được dùng trong điều trị mụn ở trán

Tia laser được dùng trong điều trị mụn ở trán

Điều trị mụn bọc ở trán bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại cần được tư vấn y khoa cũng như thực hiện ở những địa chỉ uy tín. Điều này giúp bạn sở hữu làn da sạch mụn nhanh chóng và phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.

Cách trị mụn bọc ở trán tại nhà

Ngoài các phương pháp trị mụn theo y học hiện đại, các phương pháp dân gian trị mụn bọc cũng được nhiều người đánh giá cao. Sở dĩ được lựa chọn nhiều bởi đây là những phương pháp an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả nhất định. Một số nguyên liệu thiên nhiên được ứng dụng trong điều trị mụn bọc phổ biến là: tỏi, mật ong, nước cốt chanh…

Cách trị mụn bọc ở trán hiệu quả bằng tỏi

Thành phần trong tỏi có chứa nhiều chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Do đó, nó giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa sự phát triển của mụn bọc. Bạn có thể sử dụng bài thuốc trị mụn từ tỏi dưới đây:

  • Dùng 1 củ tỏi bóc vỏ sau đó xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt của tỏi.
  • Sử dụng phần nước cốt tỏi thoa lên phần trán bị mụn bọc và để trong khoảng 10 phút.
  • Rửa mặt sạch lại với nước ấm. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả trị mụn tốt.

Bài thuốc trị mụn bọc ở trán từ nước cốt chanh tươi

Quả chanh có chứa một lượng lớn axit tự nhiên giúp hỗ trợ loại bỏ bã nhờn, tẩy tế bào chết hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần trong quả chanh còn có công dụng ngăn ngừa hình thành mụn, kháng khuẩn hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bài thuốc từ chanh tươi trị mụn theo hướng dẫn dưới đây:

  • Rửa mặt thật sạch với nước ấm sau đó sử dụng nước cốt chanh để thoa lên vùng trán bị mụn bọc.
  • Thực hiện massage da mặt nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
  • Rửa mặt lại với nước để sạch phần chanh. Thực hiện phương pháp này khoảng 2 lần một tuần để mang lại hiệu quả điều trị mụn tốt.

Trị mụn bọc ở trán bằng mật ong và tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ và mật ong kết hợp với nhau mang lại hiệu quả nhất định trong điều trị mụn bọc. Bởi hoạt chất có trong tinh bột nghệ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, thành phần của mật ong có khả năng hỗ trợ kháng viêm mạnh mẽ đồng thời ngăn ngừa những vết thâm hình thành do sẹo.

Tinh bột nghệ và mật ong được sử dụng nhiều trong trị mụn

Tinh bột nghệ và mật ong được sử dụng nhiều trong trị mụn

  • Sử dụng 2 thìa tinh bột nghệ trộn lẫn với 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vị trí trán bị mụn bọc.
  • Massage vùng da mặt bị mụn trong khoảng 15 phút.
  • Rửa sạch mặt với nước ấm. Phương pháp này nên thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt.

Mụn bọc ở trán cần được điều trị sớm để tránh những hệ lụy đến da. Chính vì vậy, bạn hãy nắm rõ những nguyên nhân và cách chữa trị trên để sở hữu làn da khỏe mạnh, mịn màng. Trước khi tự điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn về các hướng giải quyết và khắc phục an toàn, phù hợp với làn da.

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *