Mụn nhọt ở mông là gì 5 nguyên nhân 4 cách chữa 2022

Mụn nhọt ở mông nằm ở vị trí không mấy ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Vậy, nguyên nhân của mụn nhọt mông đến từ đâu? Có thể điều trị tại nhà không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Bài viết dưới đây sẽ đem đến câu trả lời cho những vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Biểu hiện của mụn mông là gì?

Mụn nhọt ở mông không phải là tình trạng hiếm gặp. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi như trẻ sơ sinh, tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì và cả giai đoạn trưởng thành. Ở vị trí nhạy cảm này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, đặc biệt là khi ngồi.\

Dấu hiệu mụn nhọt ở mông

Dấu hiệu mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt ở mông gây ra cảm giác đau, mẩn đỏ, sưng kèm theo những cơn ngứa ngáy. Ban đầu, mụn chỉ giống như một nốt nhỏ, có nhân trắng bên trong. Những vết mụn này khi không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ bị nhiễm khuẩn, sau đó gây nên tình trạng sưng. Mụn nhọt sẽ tiếp tục chuyển biến nặng hơn khi cọ sát với quần áo.

Ở thời điểm nặng nhất, mụn nhọt sưng to, mẩn đỏ xung quanh, ở giữa chứa nhiều mủ. Ngoài ra, khi không cẩn thận, nó có thể bị vỡ, loét mủ, gây ngứa và lan sang các vùng khác. Lúc này, thời gian làm lành vết thương sẽ kéo dài hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, không ít trường hợp nhân mụn cứng lại, sau thời gian dài sẽ mụn trở nên chai lì và khó có thể loại bỏ. Đây chính là nguyên nhân khiến vùng mông của bạn bị thâm đen, kém thẩm mỹ.

Nguyên nhân nào gây ra mụn nhọt ở mông?

Mụn nhọt ở mông là vấn đề không dễ giải quyết. Tuy nhiên, khi nắm được nguyên nhân xuất phát của chúng, bạn sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Nguyên nhân nào gây mụn ở mông?

Nguyên nhân nào gây mụn ở mông?

Tắc lỗ chân lông

Nguyên nhân đầu tiên gây mụn nhọt ở mông là lỗ chân lông bị tắc. Da chết, dầu thừa, bụi bẩn luôn tạo điều kiện cho viêm nhiễm, tắc chân lông và mụn nhọt phát triển. Ngoài vị trí nhạy cảm này thì đây cũng là lý do hàng đầu gây ra mụn ở hậu hết các bộ phận trên cơ thể. Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến lỗ chân lông bị bít tắc điển hình như mặc quần áo chất, ngồi nhiều,…

Viêm nang lông

Viêm nang lông là hiện tượng kích ứng tại lỗ chân lông. Khi bị viêm, mụn có đầu trắng, gây đau nhức và ngứa ngày. Các loại trang phục không thấm hút mồ hôi, bó sát gây bí bách gây viêm nhiễm rát nhanh.

Dày sừng nang lông

Biểu hiện của việc dày sừng nang lông ở mông là những ổ mụn có bề mặt thô ráp. Đây là tình trạng xảy ra do keratin tích tụ tại nang lông. Thông thường, dày sừng nang lông thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, các trường hợp xảy ra ở người lớn cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ nhưng đa phần ít để ý tới.

Áp xe da

Áp xe da là hiện tượng khiến nhiều người ám ảnh. Mụn nhọt ở mông mọc theo từng cụm, sưng to và gây đau đớn. Tình trạng nhiễm trùng này do liên cầu khuẩn, nấm và một vài loại vi khuẩn khác. Áp xe da cần thời gian điều trị lâu hơn và có thể để lại sẹo.

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông còn có thể đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt. Do đó, có thể thấy rằng, tình trạng mụn này rất dễ xảy ra và có tính chất thường xuyên.

  • Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp bị mụn ở mông thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Điều này là do phụ nữ khi mang thai hay tới kỳ kinh nguyệt đều làm nội tiết tố thay đổi bất thường. Vì vậy mà da tiết dầu nhiều hơn gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Từ trước đến nay, những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị hay chứa chất bảo quản đều là kẻ thù của làn da. Chúng khiến chức năng gan bị suy yếu, quá trình đào thải độc tố bị gián đoạn. Đây là cơ hội để các ổ mụn nhọt xuất hiện ở mông.
  • Tẩy lông hoặc cạo lông: Mặc dù vùng mông thường khá ít lông nhưng việc tẩy, cạo lông sau cách cũng khiến mụn nhọt xuất hiện. Tình trạng viêm nang lông, lông mọc ngược thường xuyên xảy ra. Thay vào đó, hãy tham khảo các liệu trình triệt lông để ngăn chặn viêm nhiễm nhé!
  • Căng thẳng đầu óc: Tinh thần không ổn định, căng thẳng kéo dài gây nên nhiều căn bệnh, bao gồm cả mụn nhọt ở mông. Stress trong công việc, cuộc sống khiến các chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Mụn nhọt ở mông khá nhạy cảm nên nhiều người lựa chọn cách điều trị tại nhà hoặc áp dụng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu cho biết, khi mụn đang trong giai đoạn nặng, xuất hiện mủ vàng thì người bệnh không nên tự điều trị.

Lời khuyên của chuyên gia là sau 3 đến 4 ngày, tình trạng mụn không thuyên giảm, đừng vì vị trí nhạy cảm mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, hãy đến phòng khám hoặc bệnh viện ngay nhé!

Cách chữa mụn nhọt ở mông hiệu quả nhất

Trên các diễn đàn hiện nay, nhiều người đã chia sẻ các cách làm đẹp, điều trị mụn nhọt ở mông. Mặc dù vậy, chúng có thể hiệu quả với bạn hoặc không. Do đó, cần cân nhắc trước khi thực hiện nhé. Để điều trị trong trường hợp nhẹ hoặc khắc phục tạm thời, một số biện pháp dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Điều trị mụn mông ngay tại nhà

Điều trị mụn mông ngay tại nhà

Điều trị mụn nhọt ở mông bằng tỏi

Tỏi là một loại gia vị rất phổ biến. Bên cạnh mùi hương thơm ngon thì thành phần allicin trong tỏi có công dụng kháng viêm rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, rửa sạch và giã nát 3- 4 nhánh tỏi.
  • Tiếp theo, rửa sạch vùng da bị mụn, đắp bã tỏi lên ổ mụn.
  • Kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để mụn xẹp dần.

Sử dụng kem đánh răng

Kem đánh răng ngoài việc làm sạch răng còn được sử dụng cho các mục đích khác như làm dịu da do bỏng và hỗ trợ điều trị mụn nhọt. Thành phần chính trong sản phẩm này có baking soda, sodium pyrophosphate và silica. Đây đều là các chất có khả năng giả, viêm, diệt khuẩn và hạn chế tiết bã nhờn.

Chính vì vậy, với những vết mụn nhọt ở mông, bạn có thể xử lý bằng kem đánh răng. Mụn sẽ xẹp lại và lành nhanh chóng. Cách làm rất đơn giản như sau: Làm sạch khu vực bị mụn rồi bôi trực tiếp kem đánh răng lên. Đặc biệt, hãy lưu ý lựa chọn kem đánh răng màu trắng để tránh kích ứng da.

Rau mồng tơi có trị được mụn nhọt hay không?

Rau mồng tơi được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, không nhiều người biết tới công dụng chữa mụn nhọt của nó. Theo dân gian, mồng tơi có tính mát nên thải độc rất tốt. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tiêu viêm, tan mủ ở mụn nhọt.

  • Chọn một vài lá mồng tơi, rửa sạch và giã nát.
  • Đắp bã mồng tơi lên ổ mụn nhọt trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó loại bỏ và rửa sạch khu vực bị mụn.
  • Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giảm sưng và xẹp mụn nhanh chóng.

Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi có công dụng trị mụn rất tốt. Đặc trưng của các sản phẩm này là nhanh, gọn, hiệu quả. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể bôi và thích hợp với ổ mụn ở mông.

Theo thống kê, đã có rất nhiều trường hợp dùng thuốc bôi tại nhà và gặp phải các tác dụng phụ. Nguy hiểm hơn là dấu hiệu sưng, mủ ngày càng trầm trọng. Do đó, bạn chỉ nên dùng những thuốc bôi được chỉ định bởi các chuyên gia da liễu.

Lưu ý gì khi bị mụn nhọt ở mông?

Khi bị mụn nhọt ở mông, bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp chữa trị, bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đây là hai yếu tố có vai trò quan trọng trong việc điều trị và sự hồi phục của cơ thể.

Khi bị mụn mông cần lưu ý gì?

Khi bị mụn mông cần lưu ý gì?

Bị mụn nhọt ở mông không nên ăn gì?

Mụn nhọt dễ gây sưng kèm mủ nên điều đầu tiên mà bạn cần tránh là đồ ăn cay nóng. Chẳng hạn như những thực phẩm và món ăn sau đây:

  • Hạn chế các loại hoa quả gây nóng trong người như sầu riêng, nhãn, vải,…
  • Hạn chế đồ ăn nhanh hoặc các món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ gây tắc lỗ chân lông.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ các loại nước uống như rượu, bia, cà phê và cả nước ngọt có ga.
  • Tránh ăn bánh ngọt để giảm lượng đường trong cơ thể. Điều này giúp da điều tiết bã nhờn tốt hơn và đẩy nhanh quá trình lành mụn.
  • Không ăn hải sản, trứng hoặc nấm nếu bạn thuộc tuýp người có cơ địa nhạy cảm.

Thay vào đó, hãy tích cực bổ sung các loại vitamin tăng cường sức khỏe da. Bổ sung rau xanh trong mỗi bữa ăn cũng là cách để giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, hãy thay đổi cách chế biến thức ăn như dùng nồi chiên không dầu, ưu tiên các món luộc,…

Làm gì để hạn chế mụn nhọt ở mông?

Trong sinh hoạt hàng ngày, những thói quen xấu có tác động tiêu cực lên da và cả cơ thể. Chính vì vậy, để phòng ngừa mụn nhọt ở mông, hãy thực hiện các điều dưới đây:

  • Khi đang bị mụn, hạn chế hoạt động mạnh làm đổ mồ hôi nhiều để tránh mụn bị vỡ và gây nhiễm trùng.
  • Thường xuyên vệ sinh toàn bộ cơ thể bằng xà bông diệt khuẩn ít nhất 1 lần mỗi ngày.
  • Chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi và thay giặt hàng ngày.
  • Tránh động, chạm vào các ổ mụn đang mưng mủ.
  • Hạn chế tối đa việc ngồi để giảm sự cọ xát. Hãy thường xuyên vận động để giúp vùng mông được thư giãn.
  • Khi mụn sưng to và chưa có dấu hiệu xẹp, tuyệt đối không được nặn, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Khi bôi thuốc hoặc áp dụng các cách mẹo chữa mụn, cần giữ vệ sinh vùng tay và khu vực bị mụn để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Việc điều trị mụn nhọt ở mông sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu các bạn thực hiện đúng cách và kịp thời. Mỗi công đoạn điều trị khi thực hiện tại nhà cần được chú ý để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và tránh các hậu quả không mong muốn. Nếu bạn không chắc chắn, hãy đến bệnh viện để được tư vấn kỹ lưỡng liệu trình nhé!

5/5 - (13 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *