Mụn nội tiết là gì triệu chứng điển hình và chế độ ăn uống

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở trên da. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em lo sợ nhất đó chính là do nội tiết tố bởi lẽ nguyên nhân do nội tiết thường khó điều trị và có thời gian điều trị lâu dài. Vậy mụn nội tiết là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại mụn này qua bài viết dưới đây.

Nội dung :

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là cách gọi ngắn gọn dùng để chỉ về tình trạng mụn xuất hiện trên da do ảnh hưởng của hàm lượng hormone trong cơ thể. Hàm lượng hormone trong cơ thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như nhịp sinh học thay đổi, chế độ ăn uống… Khi lượng hormone bị ảnh hưởng sẽ gây ra tình trạng xuất hiện các nốt mụn trên da. Tình trạng này cũng gặp ở phần lớn các bạn nữ khi vào giai đoạn dậy thì hay trước chu kỳ kinh nguyệt.

Mụn nội tiết là gì

Mụn nội tiết là gì

Thống kê cho thấy khoảng 48% phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành sẽ gặp phải mụn nội tiết và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lý đơn giản này lại dễ khiến các chị em phụ nữ mất tự tin vào về bề ngoài của mình.

Triệu chứng điển hình của mụn nội tiết tố

Mụn xuất hiện trên da do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vì vậy để xác định xem mình có đang có các mụn nội tiết tố hay không, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu, vị trí xuất hiện của mụn dưới dây.

Cằm, xương hàm xuất hiện nhiều mụn

Mụn nội tiết tố khá “kén chọn” về vị trí xuất hiện. Thay vì xuất hiện ở vùng trán, gò má như thông thường, mụn nội tiết tố hay xuất hiện ở cằm và xương hàm. Các nốt mụn mọc lên liên tục, số lượng dày và xuất hiện trong thời gian dài nếu không sử dụng thuốc.

Lý giải cho điều này là do khi lượng hormone trong cơ thể quá dư thừa sẽ khiến các tuyến bã nhờn tại cằm, xương hàm được kích hoạt, vận động nhiều hơn so với chức năng bình thường. Hậu quả là gây ra tình trạng mọc mụn, khi này bạn cần thăm khám sớm để có thể điều trị kịp thời.

Có nhiều mụn bọc

Một dấu hiệu đặc trưng khác để nhận biết mụn gây ra do sự rối loạn nội tiết là các nốt mụn mọc dày, tạo thành mụn bọc kèm theo sưng to, tấy đỏ. Người bị mụn nội tiết mất tự tin do mụn bọc gây đỏ cả một vùng da lớn. Chỉ cần chạm nhẹ hay lỡ tay cậy có thể gây chảy máu, khiến mụn vỡ và lan rộng hơn.

Mụn không giảm bớt khi hết dậy thì hay hết kinh nguyệt

Mụn nội tiết tố có thể xuất hiện trong thời gian ngắn khi nữ giới vào giai đoạn dậy thì hay trước khi đến tháng. Lúc này lượng hormone trong cơ thể được sản sinh cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn trên da gây ra mụn. Tuy nhiên sau khi đã qua tuổi dậy thì mà tình trạng mụn vẫn không được cải thiện thì bạn cần thăm khám bác sĩ để xét nghiệm về nội tiết tố, có hướng điều trị phù hợp.

Mụn xuất hiện khi căng thẳng nhẹ

Chỉ cần tâm lý không thoải mái hay áp lực từ công việc cũng có thể khiến bạn nổi mụn? Điều này chắc hẳn mang tới cho bạn không ít phiền toái. Để chấm dứt tình trạng này bạn cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây mụn. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự sản sinh hormone cortisol của cơ thể khi bạn gặp stress và áp lực từ công việc, cuộc sống. Đây cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến ở người có mụn nội tiết.

Mụn xuất hiện khi căng thẳng nhẹ

Mụn xuất hiện khi căng thẳng nhẹ

Nguyên nhân bị mụn nội tiết ở nam và nữ giới

Hàm lượng hormone trong cơ thể tưởng chừng như vô hình, khó tác động nhưng thực tế lại chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc sống sinh hoạt, chế độ ăn uống của cơ thể. Khi các yếu tố này thay đổi dẫn tới sự thay đổi về hormone và biểu hiện thông qua tình trạng nổi mụn trên da. Hãy cùng điểm lại một số nguyên nhân dẫn tới xuất hiện mụn nội tiết ở nam giới và nữ giới dưới đây.

Chế độ ăn uống có nhiều chất kích thích

Sử dụng quá nhiều đồ uống, thức ăn có chứa cồn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe và làn da của bạn. Nội tiết tố trong cơ thể cũng chịu những tác động không nhỏ từ thói quen xấu này, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết.

Thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng

Khi tinh thần không thoải mái hay bạn suy nghĩ căng thẳng trong thời gian dài cũng làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học thay đổi dẫn tới quá trình sản sinh hormone cũng chịu ảnh hưởng, lượng hormone sản sinh ra có thể tăng lên hoặc giảm đi. Dù hormone thay đổi theo hướng nào cũng đều khiến tuyến bã nhờn, tế bào da của bạn sản sinh ra nhiều tế bào chết, vi khuẩn ứ đọng lại trên lỗ chân lông và gây ra mụn.

Chăm sóc da không đúng cách

Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da không đồng nghĩa với việc các nốt mụn đáng ghét sẽ không xuất hiện trên da của bạn. Việc vệ sinh da không đúng cách, không sạch có thể gây tổn thương da. Kèm theo đó là hóa chất trong mỹ phẩm khiến da tổn thương nặng hơn tiếp theo biểu hiện dễ thấy nhất là mọc mụn trên da.

Các phương pháp trị mụn nội tiết tại nhà

Ngoài việc thăm khám bác sĩ, bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp điều trị mụn nội tiết tại nhà an toàn, lành tính dưới đây.

Sử dụng thuốc tránh thai

Có chứa lượng lớn estrogen, thuốc tránh thai được nhiều chị em tin dùng và sử dụng để lấy lại độ cân bằng cho hormone trong cơ thể. Sau một thời gian sử dụng, tình trạng mụn trên da cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên thuốc tránh thai chỉ nên sử dụng với chị em khỏe mạnh, không có bệnh nền và đang không có dự định mang thai.

Thuốc tránh thai cũng không nên sử dụng trong thời gian dài do có nhiều tác dụng phụ, có thể gây tổn thương tim mạch, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

Sử dụng bột sắn dây

Với hàm lượng dưỡng chất và tinh bột cao, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sắn dây cũng được nhiều người sử dụng trong điều trị mụn nội tiết.

Sử dụng bột sắn dây

Sử dụng bột sắn dây

Mỗi ngày bạn có thể pha 2 thìa cơm sắn dây với 200ml nước ấm, thêm đường và uống sau ăn sáng hoặc ăn trưa. Tác dụng của sắn dây sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể loại bỏ bớt độc tố. Từ đó giúp cân bằng lại hormone cho cơ thể, giảm bớt áp lực cho các tế bào trên da.

Sử dụng rau diếp cá

Tương tự như sắn dây, rau diếp cá có tính mát, hỗ trợ giải độc và kháng viêm nên có thể sử dụng để cải thiện tình trạng mụn nội tiết bạn đang gặp phải. Ngoài ra rau diếp cá còn có lượng tinh dầu lớn giúp kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ quá trình điều trị mụn của bạn.

Để thực hiện bạn lấy một nắm rau diếp cá, rửa và ngâm cùng nước muối sau đó vò nát. Cho lượng rau diếp cá trên vào máy xay cùng 200ml nước, lọc thu lấy nước và uống trực tiếp. Kiên trì sử dụng trong 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể mà rau diếp cá mang lại cho làn da.

Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

Một trong những yếu tố tác động lớn đến việc điều trị mụn nội tiết chính là chế độ ăn uống. Nếu như chế độ ăn uống của bạn có nhiều đồ cay, chất kích thích hay quá nhiều dầu mỡ sẽ làm cản trở quá trình điều trị mụn nội tiết của bạn. Không những vậy, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh này sẽ làm trầm trọng hơn những tổn thương da bạn đang gặp phải.

Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

Chế độ ăn uống cho người bị mụn nội tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị mụn nội tiết nên xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ bằng cách bổ sung các loại rau như: cải chíp, cải bó xôi, súp lơ….hay các loại quả giàu vitamin C thuộc họ cam quyt. Bên cạnh đó tăng cường thêm nước, vitamin cho cơ thể để da được sáng bóng, căng mịn.

Đồng thời cũng đừng quên loại bỏ bớt đạm, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn hay đồ uống có chứa nhiều chất kích thích để quá trình điều trị có thể nhanh đạt kết quả hơn bạn nhé.

Chăm sóc da sau khi điều trị mụn nội tiết

Sau khi trải qua một quá trình điều trị mụn và đã sở hữu cho mình làn da như ý chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết nên chăm sóc da như nào để không còn gặp lại những chiếc mụn ám ảnh? Để da được bảo vệ, tránh những tổn thương hay tái phát lại mụn nội tiết bạn hãy lưu ‎ý những tips nhỏ nhỏ dưới đây.

  • Trong thời gian đầu sau khi điều trị mụn nội tiết cần tẩy trang sạch trước khi đi ngủ, khi ra ngoài về để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên da. Nước tẩy trang nên lựa chọn loại ít cồn, dịu nhẹ và có nguồn gốc thiên nhiên để không làm rát da. Bởi lẽ sau quá trình trị mụn da của bạn còn đang rất mỏng và dễ bị thương tổn.
  • Tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ khoảng 3 lần/ tuần để da có thể được dưỡng ẩm, phục hồi. Không sử dụng mặt nạ hay tẩy tế bào chết quá nhiều lần trong một tuần để da kịp thích ứng, chống gặp phải tình trạng mẩn ngứa.
  • Sử dụng thêm toner, kem dưỡng ẩm để bổ sung thêm tinh chất cho da, giúp cân bằng pH, dưỡng trắng da và giữ độ ẩm cho da.
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm mới: Để tránh gặp phải tình trạng dị ứng hay mỹ phẩm mới có chứa hóa chất không hợp gây viêm da bạn nên đợi da phục hồi hoàn toàn trước khi sử dụng bất kì loại mỹ phẩm nào mới.
  • Cho da được nghỉ ngơi bằng cách có chế độ ăn uống, thời gian biểu phù hợp. Khi tinh thần bạn vui tươi, không căng thẳng nghĩa là làn da của bạn cũng đang được nghỉ ngơi, chăm sóc với lượng hormone cân bằng, hợp lí.

Mụn nội tiết vốn dĩ không mang tới bất kì nguy hiểm nào cho chị em nhưng lại khiến nhiều chị em mất tự tin và lo lắng, thậm chí là nỗi ám ảnh về mụn. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để biết cách tránh những nguyên nhân dẫn tới mụn. Bên cạnh đó đừng quên thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu nghi ngờ tình trạng mụn xuất hiện là do nội tiết bạn nhé!. Chúc bạn sẽ sớm sở hữu làn da khỏe mạnh, mịn màng và đầy sức sống.

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *