Mụn ở trán là biểu hiện có bệnh gì nguyên nhân cách khắc phục
Mụn xuất hiện trên khuôn mặt luôn là điều khiến nhiều chị em phụ nữ mất tự tin, đặc biệt là mụn ở trán và vùng gò má. Nguyên nhân nào dẫn tới mụn xuất hiện ở trán và cách khắc phục? Hãy đọc bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những bí kíp nho nhỏ mà có võ bạn nhé.
Mụn ở trán là biểu hiện có bệnh gì?
Các nghiên cứu cho thấy có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mụn ở trán và một số vị trí trên khuôn mặt. Trong đó, có một số nguyên nhân do bệnh lý gây ra. Biểu hiện mụn ở trán thường do một số bệnh lý như:
Chức năng gan có vấn đề
Gan là cơ quan chịu trách thải độc tố của cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe và cơ thể con người. Khi chức năng gan suy yếu, hàm lượng độc tố trong cơ thể tăng, điều này gây ra biểu hiện thường thấy nhất là biểu hiện mụn ở trên da, mụn ở trán và gò má.
Do bệnh lý về da
Các bệnh lý về da cũng là một trong những bệnh lý phổ biến khiến mụn xuất hiện nhiều trên trán. Sau một thời gian dài điều trị, làm sạch da mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra tình trạng của da, phát hiện bệnh lý kịp thời.
Một số nguyên nhân khác gây ra mụn ở trán
Các nghiên cứu cho thấy có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mụn ở trán và một số vị trí trên khuôn mặt. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến hơn cả được liệt kê dưới đây.
Do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể
Nội tiết tố là hormone có sẵn và riêng biệt ở mỗi cá nhân. Có thể nói đây là nguyên nhân khó can thiệp cũng như khó điều trị nhất trong những nguyên nhân gây ra nổi mụn.
Ở một số người nhạy cảm, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong ăn uống, sinh hoạt cũng có thể khiến hormone thay đổi gây ra các nốt mụn nhỏ trên da, trên khuôn mặt.
Ở một số nữ giới, nam giới trong giai đoạn dậy thì, lượng hormone tăng đột ngột sẽ đi kèm theo sự tiết dịch nhiều ở các tuyến mồ hôi khiến lỗ chân lông trên da bị bít lại, xuất hiện tình trạng nổi mụn.
Ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, gặp stress kéo dài cũng sẽ làm gia tăng quá trình sản xuất hormone adrenaline – nguyên nhân gây nổi mụn phổ biến.
Do quá trình rửa mặt chưa đúng cách
Nhiều chị em nhầm tưởng việc rửa mặt liên tục sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn, hạn chế được một nguyên gây nổi mụn ở trán. Tuy nhiên nếu như vệ sinh không đúng cách hay rửa mặt chưa thật sự sạch lại là nguyên nhân sản sinh ra các nốt mụn bé nhỏ.
Khi muốn loại bỏ lớp make up trên mặt, ngoài việc sử dụng sữa rửa mặt hoặc đơn giản chỉ dùng nước lã, chị em nên sử dụng nước tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn hóa chất từ lớp make up. Sau khi tẩy trang rửa sạch lại bằng sữa rửa mặt mới có thể loại bỏ hoàn toàn các chất bụi bẩn trên da. Quy trình rửa mặt đơn giản, không đúng cách khiến bụi bẩn vẫn còn bám trên da mặt, sản sinh ra mụn ở trán.
Chế độ ăn uống không khoa học
Khi bạn là một tín đồ ăn cay, đồ ăn chiên rán? Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích là món ăn ưa thích trong khẩu phần ăn của bạn? Vậy thì không có gì lạ khi trên da mặt bạn xuất hiện nhiều mụn tại trán.
Chế độ ăn uống không lành mạnh gây ra các bệnh về đường ruột, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, khiến cho gan nóng, cơ thể có một lượng lớn các độc tố…Vì vậy đây là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động tới quá trình hình thành của mụn ở trán.
Một số lí do khác dẫn tới mụn xuất hiện ở trán
Bên cạnh những lí do trên mụn ở trán còn xuất hiện do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như
Người có làn da dầu: Tuyến bã nhờn ở trán và gò má là hai tuyến hoạt động mạnh nhất với lượng bã nhờn tiết ra lớn. Vậy nên người có làn da dầu sẽ có nguy cơ mọc mụn ở trán nhiều hơn so với người sở hữu còn la da khác do lượng lớn bã nhờn bị tích tụ lại trên da.
Môi trường sinh hoạt, môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm nhiều: Sống lâu ngày trong môi trường không khí không sạch sẽ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bụi bẩn được tích lũy trên các lỗ chân lông, theo thời gian không được làm sạch hoàn toàn dẫn tới xuất hiện các nốt mụn ở trán.
Các đồ hóa chất, mỹ phẩm chứa chất kích thích: Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da sẽ gây ra tình trạng kích ứng da. Khi tình trạng này xảy ra sẽ đi kèm việc mụn mọc lên tại các vị trí kích ứng trên khuôn mặt. Ngoài ra trán là vùng tiếp xúc gần với da đầu nên ở người hay nhuộm tóc, sử dụng các hóa chất cho tóc cũng có nguy cơ mọc mụn ở trán cao hơn người bình thường.
Làm sao để không nổi mụn ở trán nữa?
Làm sao để không nổi mụn nữa? Đây chắc hẳn đang là vấn đề quan tâm của nhiều bạn đọc. Việc nắm được nguyên nhân khiến mụn mọc ở trán sẽ giúp các bạn có cho mình cơ sở tốt nhất để đưa ra các biện pháp khiến mụn không còn xuất hiện ở trán.
Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa mụn ở trán, bạn hãy tham khảo ngay nhé!
- Duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, thời gian biểu hợp lý
Việc tạo cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học sẽ mang tới cho bạn nhiều lợi ích, trong đó có việc ngăn ngừa mụn xuất hiện ở trán. Khi cơ thể có một nhịp sinh học phù hợp và quen thuộc, bạn sẽ loại bỏ được các vấn đề căng thẳng, stress, tinh thần thoải mái. Từ đó chắc chắn mụn sẽ không có lí do gì để đến tìm bạn.
Chăm sóc da đúng cách
Như đã nêu trên, việc chăm sóc da là tốt nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, đúng quy trình thì nghĩa là bạn đang “tiếp tay” cho việc hình thành mụn ở trán. Hãy bỏ túi những cách chăm sóc da đúng cách sau nhé!
- Make up lớp mỏng, không quá dày trong thời gian dài. Trước và sau khi make cần làm sạch da thật kỹ.
- Sử dụng sữa rửa mặt và nước tẩy trang chuyên dụng phù hợp với làn da. Sau khi make up cần tẩy trang sạch, rửa mặt lại với sữa rửa mặt và nước lã. Hàng ngày sau khi đi ra ngoài trên mặt bạn cũng xuất hiện nhiều vi khuẩn, bụi bẩn nên cũng cần sử dụng sữa rửa mặt mỗi ngày.
- Sử dụng mỹ phẩm cần có cho làn da như tẩy da chết để loại bỏ tế bào chết bám trên lỗ chân lông, dưỡng ẩm da để giảm bớt bã nhờn.
- Cần xem xét kỹ thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm dành cho da trước khi sử dụng để tránh được tình trạng dị ứng, kích ứng khiến mọc mụn ở trán.
Hạn chế tác động tới sự thay đổi hormone trong cơ thể
Hormone trong cơ thể thay đổi khi bạn có chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích hay nhịp sinh học bị thay đổi đột ngột.
Để hạn chế nguyên nhân này bạn nên ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, ít carb, ít đồ dầu mỡ để hạn chế các tác động xấu lên da.
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, không thức quá khuya khiến cơ thể dễ gặp tình trạng mệt mỏi quá mức. Đi kèm theo đó sẽ dẫn tới sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, gây ra tình trạng mọc mụn.
Sử dụng mỹ phẩm có chứa retinol – kẻ thù của mụn nhọt
Bạn có thể tìm kiếm các loại mỹ phẩm thành phần có chứa retinol và nghiên cứu để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với kinh tế của bản thân cũng như làn da của mình (da nhạy cảm, da dầu hay da hỗn hợp….).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại mỹ phẩm trong thành phần có chứa retinol mang tới hiệu quả cao trong việc điều trị mụn trên da. Thành phần này thẩm thấu vào ra, đẩy vi khuẩn, tế bào chết ra khỏi lỗ chân lông, trả lại một lỗ chân lông thông thoáng, giúp loại bỏ mụn.
Tuy nhiên để quá trình sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để lựa chọn cho mình sản phẩm an toàn nhất với làn da mình.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục mỗi ngày không chỉ mang tới cho bạn sức khỏe dẻo dai, cơ thể mạnh khỏe mà còn là một phương pháp hạn chế, ngăn ngừa mụn hiệu quả mà ít bạn đọc biết tới.
Thể dục khiến tuyến mồ hôi hoạt động liên tục, đẩy các chất bẩn ra khỏi lỗ chân lông giúp mụn không có cơ hội xuất hiện. Bên cạnh đó hoạt động thể dục giúp bớt tiêu hao bớt năng lượng, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái hơn. Điều này chắc chắn sẽ đẩy lùi các áp lực, căng thẳng cho tinh thần – một trong những nguyên nhân phổ biến sinh ra mụn.
Hạn chế việc sử dụng hóa chất cho tóc
Khác với các vùng da khác, trán là vùng da gần với da đầu và chân tóc nhất. Vì vậy khi sử dụng các hóa chất cho tóc như nhuộm, ép, uốn…đều gây ra các ảnh hưởng xấu tới vùng da ở trán. Vùng da này cũng là vị trí dễ gặp tình trạng kích thích hơn so với các vùng da khác trên khuôn mặt.
Việc có mặt các hóa chất liên tục trên da đầu khiến da bị tổn thương liên tục, tích lũy lại. Mụn cũng từ đây mà xuất hiện trên trán của bạn thường xuyên hơn.
Sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên lành tính
Thay vì sử dụng các loại mặt nạ có sẵn được bán trên thị trường bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình các mặt nạ tự nhiên ngay tại nhà từ các nguyên liệu dễ kiếm như trứng gà, nha đam, chanh mật ong, yến mạch…Các loại mặt nạ này có ưu điểm chung là dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, thân thiện và an toàn với làn da. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn công thức làm mặt nạ từ yến mạch
Yến mạch chứa nhiều chất xơ nguyên cám – trợ thủ đắc lực cho việc làm xanh da, kháng viêm và điều trị mụn ở trán.
Công thức làm mặt nạ từ yến mạch như sau: 1 thìa nhỏ bột yến mạch trộn cùng với ít nước sôi để tạo hỗn hợp sệt nhẹ. Rửa tay thật sạch và xoa đều bột yến mạch này lên da, vùng trán bị mụn. Sau 10 phút bạn sẽ thấy yến mạch khô lại trên da, khi này hãy đi rửa lại thật sạch với nước. Thực hiện 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị mụn ở trán đã được giới thiệu tới bạn đọc qua nội dung bài viết. Chắc hẳn bạn đọc đã bỏ túi được cho mình nhiều điều bổ ích? Hãy cùng thực hiện ngay cách chúng mình đã đưa ra để mụn ở trán không còn là nỗi lo bạn nhé
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Trả lời