MỤN TRỨNG CÁ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN NỘI TIẾT

Trứng cá là một bệnh ngoài da gây nên do các bất thường của đơn vị nang lông tuyến bã. Bệnh phổ biến ở tuổi vị thành niên và có thể tiến triển đến tuổi trưởng thành. Mụn trứng cá ảnh hưởng đến 33% dân số trong độ tuổi từ 15-44 tuổi.

Hoạt động sản xuất và bài tiết bã nhờn đóng một vai trò trung tâm trong sự phát triển của mụn trứng cá. Các tuyến bã nhờn được điều hòa bởi nội tiết tố, một số hormon có liên quan đến mụn trứng cá và có thể điều tiết bã nhờn. Chúng bao gồm androgen, estrogen, yếu tố tăng trưởng insulin 1, hormon giải phóng corticotropin…

Nội dung :

1. Vai trò của các loại nội tiết tố trong trứng cá

 

 

ANDROGEN

Androgen là một trong những hormon quan trọng nhất liên quan đến cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá. Hầu hết các androgen trong huyết thanh được sản xuất bởi các tuyến thượng thận và tuyến sinh dục, có liên quan đến việc điều hòa nhiều quá trình của cơ thể, và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý tại da. Tác dụng của chúng chủ yếu trên tuyến bã nhờn, với nhiều thụ thể androgen nằm trên lớp đáy của tuyến và lớp vỏ ngoài của nang lông.

Androgen đã được chứng minh là kích thích sự tăng trưởng và phát triển của tuyến bã nhờn, kích thích sản xuất bã nhờn. Sản xuất bã nhờn tăng lên rõ rệt trong giai đoạn trước dậy thì, thời điểm khi nồng độ dihydroepiandrosreron sulfat (DHEAS), tiền thân của testosterone, cũng tăng lên.

Trong một số nghiên cứu, bệnh nhân trứng cá có nồng độ testosterone tự do, DHEAS, 5α-reductase cao hơn và nhiều thụ thể androgen ở tuyến bã nhờn hơn so với bệnh nhân không có trứng cá. Các giả thuyết đều cho rằng sự nhạy cảm của các tuyến bã nhờn đối với androgen là nguyên nhân cơ bản của mụn trứng cá.

ESTROGEN

Estradiol là dạng hoạt động chính của estrogen, được tổng hợp từ testosterone bởi enzym aromatase có mặt trong mô mỡ và trong da. Ngược lại với testosterone, estradiol làm giảm sản xuất bã nhờn khi nồng độ quá ngưỡng sinh lý. Liều ethinyl estradiol có trong thuốc tránh thai đường uống (OCP) thường không đủ để chứng minh sự giảm tiết bã nhờn. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị mụn trứng cá đáp ứng tốt với các OCP liều thấp hơn, nhiều cơ chế khác nhau đã được đề xuất để giải thích hiệu ứng này, bao gồm:

  1. Ức chế sản xuất testosterone sinh dục thông qua ức chế phản hồi của gonadotropin
  2. Tăng sản xuất hormon giới tính liên kết globulin (SHBG) bởi gan, do đó làm giảm testosterone tự do trong huyết thanh
  3. Đối kháng trực tiếp của androgen trong tuyến bã nhờn
  4. Quy định gen phát triển tuyến bã nhờn và sản xuất lipid

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH)

Hormon tăng trưởng (GH) được tiết ra bởi tuyến yên và kích thích sản xuất IGF trong gan và các mô ngoại biên. GH được cho là đóng vai trò trong phát triển trứng cá trực tiếp và gián tiếp thông qua kích thích IGF-1. Tương tự như Androgen, quá trình tự nhiên của mụn trứng cá từ khởi phát ở tuổi dậy thì đến đỉnh điểm ở tuổi vị thành niên và sự suy giảm tiếp theo tương ứng với nồng độ GH trong cơ thể. Khi GH dư thừa, có thể thấy sự phát triển mụn trứng cá và tăng sản xuất bã nhờn.

Vai trò của GH trong phát triển mụn trứng cá có thể là trung gian thông qua hiệu ứng của nó trên tuyến bã nhờn. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng GH có thể kích thích sự tăng trưởng của tuyến yên, do đó làm tăng sản xuất androgen. Các nghiên cứu in vitro đã cho thấy rằng GH làm tăng tắc động của DHT lên sự biệt hóa của tuyến bã nhờn.

IGF-1

GH kích thích sản xuất IGF-1. Phụ nữ bị mụn trứng cá có đồng độ IGF-1 cao hơn đáng kể so với phụ nữ không có mụn trứng cá. IGF đóng một vai trò trong mụn trứng cá thông qua các hiệu ứng của nó trên androgen, sự tăng trưởng tuyến bã nhờn và tổng hợp lipid.

IGF-1 kích thích tổng hợp androgen tuyến thượng thận

IGF-1 làm tăng sinh tế bào tuyến bã bằng cách kích thích sự tổng hợp DNA. Các thụ thể IGF-1 có mặt trong nang lông và các tế bào ngoại biên của tuyến bã nhờn.

IGF-1 kích thích sự sản xuất lipid của tuyến bã thông qua việc điều chỉnh các gen quan trọng liên quan đến sinh tổng hợp lipid.

INSULIN

Insulin có cấu trúc liên quan đến IGF-1 và có thể liên kết với các thụ thể của IGF-1. Mặc dù có khả năng hoạt động như một chất đối kháng IGF-1 nhưng tác động của chúng lên tế bào tuyến bã khác nhau. Ở nồng độ cao, insulin làm giảm biểu hiện của các thụ thể GH trên tế bào tuyến abx, do đó làm giảm các tác dụng của GH.

Ngoài ra, insulin có thể hoạt động như một chất điều chỉnh quan trọng của enzym sinh tổng hợp lipid bằng cách kích thích sản xuất androgen tuyến thượng thận.

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chế độ ăn có lượng đường thấp có thể làm giảm các tổn thương trứng cá, giảm sự bài tiết bã nhờn và thay đổi thành phần lipid trên bề mặt da. Điều này cho thấy mối liên quan giữa insulin và sinh bệnh học của trứng cá.

CRH

Corticotropi-releasing hormone (CRH) được tiết ra bởi vùng dưới đồi và liên kết với các thụ thể của thùy trước tuyến yên, có vai trò trong tổng hợp proopiomelanocortin (POMC). POMC bị thoái hóa thành ACTH và hormon kích thích melanocyte (MSH), và cuối cùng là điều chỉnh sản xuất cortisol. Đích tác động chính của CRH là tuyến bã nhờn.

CRH có nhiều chứng năng như: Ức chế sự tăng sinh bã nhờn, thúc đẩy sự biệt hóa tuyến bã, tăng sản xuất lipid nhờ tăng cường androgen. Nó cũng tương tác với testosterone và GH thông qua một hệ thống điều hòa phức tạp và kích thích chuyển đổi DHEA thành testosterone. Các bằng chứng lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh sự tham gia của CRH trong sự phát triển của mụn trứng cá.

CORTICOSTEROID

Cortisol là glucocorticoid chính là người, là một hormon được điều hòa trực tiếp bởi ACTH. Các bằng chứng trên lâm sàng cho thấy việc sử dụng glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân thúc đẩy tình trạng mụn trứng cá bùng phát. Sử dụng lâu dài glucocorticoid đường uống cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các tổn thương viêm trong bệnh trứng cá.

2. Các rối loạn nội tiết liên quan đến trứng cá

Các rối loạn gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Hội chứng Cushing
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)
  • Các khối u tiết androgen
  • Bênh to đầu chi

LÂM SÀNG:

  • Hay gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mức độ thường nhẹ, trung bình, nhưng dai dẳng, kháng trị với các phương pháp thông thường.
  • Comedone thường ở vùng trán, vùng bên của mặt. Tổn thương viêm thường quanh cằm và vùng xung quanh (quai hàm, ⅓ dưới của mặt, nửa trên thân mình). Thường nặng hơn trước kỳ kinh.
  • Các triệu chứng tăng androgen: Rối loạn kinh nguyệt, rậm lông ở mặt, ngực, rụng tóc, hói, tăng tiết bã, mặt giống Cushing, tăng nhu cầu sinh dục, âm vật to, giọng trầm, tăng tiết mồ hôi, gai đen.

Mụn trứng cá quanh cằm và vùng xung quanh

3. Điều trị mụn trứng cá liên quan đến các rối loạn nội tiết

Để điều trị mụn trứng cá liên quan đến các rối loạn nội tiết tố, bác sĩ cần thăm khám cụ thể, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị trứng cá nội tiết bao gồm dùng thuốc điều trị trứng cá và các liệu pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc tránh thai kết hợp
  • Điều trị bằng các phương pháp sử dụng hormon khác

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng mụn trứng cá liên quan đến các rối loạn nội tiết. Nếu bạn cần tư vấn và thăm khám kỹ hơn, vui lòng đến khám Bác sĩ Da liễu tại Phòng Khám Chuyên khoa Da liễu.

Tham khảo thêm:

ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ MỤN TRỨNG CÁ

Điều trị mụn trứng cá bằng công nghệ cao tại GSV

Top 5 loại thuốc trị mụn trứng cá “Siêu Hót” tại Phương Trí

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *