NỖI KINH HOÀNG CỦA CÁC ĐẠI DỊCH BỆNH ĐANG VÀ ĐÃ DIỄN RA
Hiên nay, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang lan truyền nhanh chóng ở Trung Quốc và đã lây nhiễm sang nhiều nước khác. Thật khó để đo lường đầy đủ tác động, hậu quả và hệ lụy của dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đối với các nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng, bởi đại dịch mới này chưa bị kiềm chế chứ chưa nói đến đã hoàn toàn ở trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, trong quá khứ, thế giới đã từng phải đối mặt với những đại dịch kinh hoàng hơn. Trải qua những nỗi kinh hoàng đó, hàng triệu mạng sống đã bị tử thần cướp đi. Các trận đại dịch không chỉ diễn ra trên diện rộng mà còn lây lan vô cùng nhanh chóng.
Dịch cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919)
Đại dịch Cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới và giết chết từ 50 – 100 triệu người. Tỷ lệ tử vong của Cúm Tây Ban Nha được ước tính từ 10% – 20% và đối tượng nhiễm bệnh nằm trong độ tuổi: 20 – 40 tuổi, độ tuổi con người có sức đề kháng tốt.
Người nhiễm virus cúm này ban đầu sẽ có biểu hiện như bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, khi tình hình chuyển biến nghiêm trọng hơn thì một loạt biểu hiện khác xuất hiện: ho dữ dội, nôn mửa, không có khả năng tự chủ trong việc tiểu tiện… Một số người còn gặp phải tình trạng viêm phổi dẫn đến tử vong.
Dịch Sars 2003
Năm 2003, thế giới đối mặt với dịch bệnh kinh hoàng mang tên Sars. Đây là hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus Sars (Sars-Cov) gây ra. Dịch Sars đã lây ra 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với 8.422 người nhiễm, trong đó có 916 người tử vong. Đa số người tử vong đều trên 65 tuổi.
Dấu hiệu của bệnh Sars
- Khởi phát đột ngột, thời gian trung bình 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Sốt cao liên tục trên 38 độ. Đôi khi rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, đau đầu, đau mỏi toàn thân, có thể đau quanh hốc mắt và nổi hạch ngoại vi.
- Triệu chứng hô hấp với một hoặc nhiều triệu chứng sau: Ho (thường ho khan, một số trường hợp có đờm khi bội nhiễm), khó thở, suy hô hấp, nghe phổi có nhiều tiếng ran.
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn là viêm phổi nặng và giảm oxy máu.
Dịch cúm H1N1 2009
Virus cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Cúm H1N1 xuất phát điểm từ lợn. Sau khi bùng phát, dịch bệnh đã lan nhanh ra hơn 200 quốc gia. Cúm H1N1 dễ dàng lây bệnh từ người sang người như các chủng cúm mùa thông
Dịch Mers vào năm 2012
Trường hợp đầu tiên mắc Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) được ghi nhận tại Ả Rập Xê Út vào tháng 9/2012. Virus MERS-CoV, thuộc họ Coronaviridae, có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người, động vật có vú và một số loài chim. Tương tự như Sars-CoV, Mers-Cov cũng có nguồn gốc từ dơi, lây nhiễm sang người qua động vật trung gian là lạc đà.
Rất nhiều trường hợp được xác định dương tính với MERS-CoV đã tiến triển nhanh thành các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt gây viêm phổi nặng. Các triệu chứng gồm có sốt, ho và khó thở. Ngoài ra cũng có thể có nhiều triệu trứng đã được báo ở một vài trường hợp gồm đau và nhức mỏi cơ, tiêu chảy, nôn mửa.
Đến ngày 03/7/2014 toàn cầu đã có tổng cộng 826 trường hợp nhiễm MERS-CoV tại 22 quốc gia, trong đó có ít nhất 287 trường hợp tử vong. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều được báo cáo tại các nước khu vực Trung Đông, Ả Rập Xê Út là quốc gia có số trường hợp mắc nhiều nhất.
Đại dịch Ebola
Ban đầu, virus Ebola được tìm thấy ở loài khỉ, tinh tinh cũng như các loài linh trưởng khác ở châu Phi. Một chủng loại của Ebola cũng đã được phát hiện ở loài khỉ và lợn ở Philippines.
Ebola được gọi là sốt xuất huyết Ebola. là một bệnh sốt xuất huyết do virus. Các triệu chứng thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh: Sốt, đau họng, đau cơ, đau đầu. Sau đó là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, cùng với chức năng của gan và thận giảm sút, cùng với đó là chảy máu cả bên trong lẫn bên ngoài.
Đợt bùng phát Ebola chấm dứt năm 2016 với 28.639 ca bị nghi ngờ nhiễm, có thể nhiễm hoặc xác nhận nhiễm và 11.316 ca tử vong. Tuy nhiên, WHO vẫn đưa ra khuyến cáo, vẫn cần cảnh giác để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trở lại.
Dịch Corona
Dịch bệnh Covid-19 còn được gọi là dịch viêm phổi cấp do virus corona mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy sự lây lan từ người sang người.
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho, khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Khi bệnh trở nặng, nCoV gây viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch của cơ thể người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị nhiễm bệnh.
nCoV cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt.
Hiện nay, Virus nCoV xuất hiện trên nhiều nước với tốc độ lây lan nhanh, số lượng người tử vong chưa thể thống kê chính xác. Cả thế giới đang trong thời gian chống lại nCoV.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Để lại một bình luận