Sẹo lồi ở tai là như nào 5 nguyên nhân 2 cách chữa mới

Sẹo lồi ở tai là tình trạng có thể xảy đến với bất cứ người nào vì nhiều lý do khác nhau gây cảm giác khó chịu và làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Nếu chẳng may gặp tình trạng này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được hướng xử lý phù hợp nhất nhé.

Nội dung :

Thế nào là sẹo lồi ở tai ?

Thế nào là sẹo lồi ở tai?

Thế nào là sẹo lồi ở tai?

Sẹo lồi ở tai thực chất là những cục u lành tại vị trí tai, có dạng xơ cứng và kích thước lớn nhỏ khác nhau ở từng người. Vết sẹo này thường có hình tròn, lồi hẳn lên trên bề mặt da khiến tai bị biến dạng và không còn tính thiện cảm khi nhìn vào.

Thời gian hình thành sẹo lồi sẽ diễn ra từ 5 đến 10 tháng với những dấu hiệu đặc trưng như :

  • Mô da cứng lại, các cục màu đỏ, hồng hoặc tím bắt đầu nổi lên.
  • Vị trí thường xuất hiện sẹo là dái tai, lỗ tai, vành tai hoặc mô sụn.
  • Kích thước sẹo khá lớn so với những vết sẹo tại vị trí khác.
  • Có cảm giác đau nhẹ và hơi ngứa mỗi khi chạm vào.

Đối với những người cơ địa yếu, sẹo lồi ở tai còn có xu hướng tăng kích thước theo thời gian dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Vậy nên bạn cần nhận biết và điều trị sớm trước khi vết sẹo lồi tiến triển phức tạp hơn.

Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo lồi ở tai?

Theo nghiên cứu, sẹo lồi hình thành là bởi các mô hạt phát triển quá mức. Nguyên nhân thương tổn tai chiếm đến 80% trong các trường hợp sẹo lồi ở tai.

Cụ thể những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này bao gồm:

  • Xỏ khuyên: Sau khi xỏ xuyên tai, tại các mô mềm xảy ra phản ứng viêm do tiếp xúc với kim loại và xâm nhập của vi khuẩn làm sưng phù da và dễ để lại sẹo.
Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo lồi ở tai?

Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo lồi ở tai?

  • Điều kiện vệ sinh khi phẫu thuật không tốt: Các can thiệp phẫu thuật ở vùng tai nếu không đảm bảo tốt yếu tố vô khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hậu quả gây ra là hoại tử, sẹo lồi, biến dạng,…
  • Mụn nhọt: Trong một số trường hợp u nhọt ở tai như mụn thịt, mụn trứng cá,… Nếu không chữa trị, chăm sóc đúng cách thì rất dễ để lại sẹo sẫm màu, màn da dọ dạng, thô cứng.
  • Sẹo do thủy đậu: Các nốt sẩn chứa dịch trong bệnh lý này đa phần đều gây thương tổn nặng cho da. Cùng với đó là tình trạng rối loạn điều tiết collagen kéo theo sự tăng trưởng quá mức của mô mềm.
  • Yếu tố khác: Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, miễn dịch kém, bỏng da hay yếu tố di truyền,… cũng có khả năng gây nên sẹo lồi ở tai.

Sẹo lồi ở tai nên điều trị như thế nào?

Để loại bỏ được sẹo lồi ở tai và tránh các biến chứng không đáng có, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ sau đó chọn lựa biện pháp trị liệu phù hợp nhất với bản thân mình. Trong trường hợp các vết sẹo lồi đã hình thành trong thời gian dài và có kích thước lớn thì việc điều trị bằng kem trị sẹo hay biện pháp tự nhiên gần như không đem lại tác dụng gì.

Khi gặp phải tình huống này, bạn có thể lựa chọn một trong những biện pháp trị liệu sau đây:

Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở tai

Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn phần chai sần, nhân xơ của vết sẹo. Sau khi cắt bỏ phần nhân xơ, da tại vị trí đó sẽ được cấy ghép hoặc chuyển vạt, mô sẹo sẽ bằng phẳng, không còn lồi lên như trước. Da vùng tai cũng trở nên đều màu hơn.

Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở tai

Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở tai

Đây là kỹ thuật đem lại hiệu quả trị sẹo tận gốc, loại bỏ hoàn toàn những mô sợi tăng sinh quá mức và phòng tránh tái phát sẹo.

Phẫu thuật cắt sẹo thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Sẹo lồi kích cỡ lớn, phức tạp.
  • Sẹo dị dạng, co kéo.
  • Đã điều trị bằng các kỹ thuật khác nhưng không đem lại hiệu quả.

Công nghệ ánh sáng sinh học giúp loại bỏ sẹo lồi ở tai

Công nghệ ánh sáng sinh học được xem là bước tiến vượt bậc trong y khoa giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng sẹo từ đơn giản đến phức tạp.

Trong kỹ thuật tiên tiến này, năng lượng từ sáng sinh học sẽ giúp can thiệp chính xác vùng da cần trị liệu, không xâm lấn hay làm ảnh hưởng tới các mô lân cận. Hiện nay, đây là công nghệ tiên tiến nhất giúp bảo đảm tối đa tính an toàn và mang lại hiệu quả vượt trội chỉ sau 1 lần thực hiện.

Các trường hợp có thể áp dụng công nghệ này để trị sẹo lồi là:

  • Vết sẹo kích thước nhỏ và trung bình.
  • Sẹo lồi đã hình thành nhiều năm, biến dạng hoặc co kéo ở vùng tai.
  • Không muốn thực hiện phẫu thuật.
  • Cơ địa sẹo lồi không phù hợp để phẫu thuật.

Từ những thông tin kiến thức bên trên, bạn đã có thể xác định được triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị sẹo lồi ở tai rồi đúng không. Đừng tự ý điều trị mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh sẹo tái đi tái lại và gây ra biến chứng nặng nề nhé.

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *