BẠN HIỂU GÌ VỀ BỆNH VẢY NẾN?

Bệnh vảy nến chiếm gần 10% dân số thế giới và hầu hết các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám da liễu hoặc tự mua thuốc về sử dụng. Bệnh vảy nến là bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ lụy của nó. Vậy làm thế nào để phòng và chữa bệnh tốt nhất?

Nội dung :

Dấu hiệu bạn đã mắc bệnh vảy nến?

Bệnh vảy nến

Nhận biết các dấu hiệu vảy nến không khó, cụ thể:

  • Da xuất hiện các tổn thương màu đỏ, sưng, viêm bằng giọt nước hoặc đường kính từ vài cm đến 10 – 20 cm.
  • Bề mặt tổn thương có các vảy trắng, bạc, bong tróc.
  • Tổn thương da có thể nứt nẻ, gây chảy máu và đau đớn.
  • Ngứa ngáy có thể xuất hiện.
  • Sưng và cứng khớp.
  • Móng tay dày lên

Bệnh vảy nến thường xuất hiện trên da đầu, mặt, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy xuất hiện.

25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến?

Bệnh vảy nến

Căng thẳng quá độ

Căng thẳng cao độ có thể kích hoạt bệnh vảy nến. Nếu bạn có thể giảm thiểu trạng thái căng thẳng, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ thuyên giảm.

Sử dụng nhiều rượu

Rượu hoàn toàn có khả năng làm bùng phát vảy nến. Giảm tiêu thụ rượu không chỉ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch mà đặc biệt là giảm khả năng mắc bệnh.

Gặp chấn thương

Một tai nạn, một vết cắt vào tay, tiêm vắc xin hay thậm chí là cháy nắng cùng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh, do chúng tác động đến hệ miễn dịch.

Ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc được coi là nguyên nhân gây ra vảy nến, bao gồm:

  • Lithium;
  • Thuốc chống sốt rét;
  • Thuốc trị huyết áp cao;
  • Thuốc chữa nhiễm trùng.

Do hệ thống miễn dịch

Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch. Tự miễn dịch là kết quả của việc cơ thể tự tấn công chính nó. Khi vảy nến xuất hiện, các tế bào bạch cầu (được gọi là tế bào T) tấn công nhầm các tế bào da.

Trong một cơ thể bình thường, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập và chống lại nhiễm tùng. Cuộc tấn công “sai lầm” này sẽ làm cho quá trình sản xuất tế bào da phát triển quá mức, được đẩy lên bề mặt, hình thành các mảng vảy nến.

Do di truyền

Một số người kế thừa các gen khiến cho bệnh dễ dàng phát triển hơn. Nếu bạn có người trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này tăng cao hơn hẳn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nguy cơ, bởi thực tế tỉ lệ phần trăm người mắc vảy nến do di truyền là rất nhỏ.

Bệnh vảy nến có lây không?

Hầu hết mọi người thường cho rằng vảy nến có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vảy nến không lây nhiễm.

Người bị vảy nến nên làm những gì?

Bệnh vảy nến

Thực phẩm không thể chữa trị được bệnh vảy nến, nhưng ăn uống một cách khoa học sẽ giảm thiểu tình trạng bệnh.

6 thay đổi về cách sống này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh:

  • Giảm cân;
  • Chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Tránh xa các thực phẩm gây viêm (bao gồm thịt đỏ, đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm chứa sữa, …);
  • Uống ít rượu hơn;
  • Sử dụng vitamin bổ sung;
  • Điều chỉnh tâm trạng, giảm thiểu tình trạng căng thẳng.

Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu:

  • Có dấu hiệu của nhiễm khuẩn xuất hiện
  • Bệnh nặng hơn hay những tổn thương mới xuất hiện trong quá trình điều trị
  • Thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm theo sốt, kiệt sức, đau cơ, đau khớp hay sưng tấy.

Bệnh vảy nến cần được điều trị lâu dài, bạn cần kiên trì cũng như kiêng cữ để phòng ngừa những đợt bùng phát.

GSV hy vọng với những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vẩy nến, để phòng cũng như cải thiện bệnh được tốt nhất!

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *