BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT
Mày đay mạn tính tự phát thuộc nhóm mày đay mạn tính không do tác nhân dị ứng từ bên ngoài hay các bệnh lý cụ thể gây ra, do vậy còn có tên gọi khác là mày đay mạn tính vô căn. Mày đay mạn tính tự phát chiếm đến 80% mày đay mạn tính.
Tổn thương da trên lâm sàng đặc trưng bởi các sẩn phù có quần đỏ bao quanh, tổn thương có nhiều kích cỡ khác nhau, thường trở thành các dát đỏ đơn thuần sau khi dùng kháng histamin. Có thể có hoặc không kèm theo phù mạch.
1. Triệu chứng lâm sàng bệnh mày đay mạn tính tự phát
– Tổn thương da: Sẩn phù nhạt màu hoặc đỏ, có quầng đỏ xung quanh giống với mày đay điển hình. Tổn thương da xuất hiện và mất đi trong 24 giờ, kéo dài hầu như liên tục >= 6 tuần. Phù mạch có thể xuất hiện ở da, niêm mạc: Môi, mắt, má, bàn tay, bàn chân.
– Triệu chứng cơ năng: ngứa luôn luôn đi kèm tổn thương da và phù mạch
– Khác với mày đay mãn tính cảm ứng (tổn thương da xuất hiện khi có các kích thích vật lý hoặc không vật lý), mày đay mạn tính tự phát xuất hiện không báo trước, hầu như liên tục, không xác định được yếu tố gây kích thích và khởi phát.
2. Các yếu tố liên quan đến bệnh mày đay mạn tính
Mặc dù hơn 50% mày đay mãn tính tự phát không tìm được nguyên nhân, một số yếu tố liên quan được tìm thấy, đặc biệt là các yếu tố miễn dịch – các tự kháng thể lưu hành trong máu được tìm thấy và nghiên cứu trong nhiều năm gần đây. Người ta xếp mày đay mạn tính tự phát có mang các yếu tố miễn dịch này thành một dưới nhóm, gọi là mày đay mạn tính tự miễn.
Mày đaymãn tính tự miễn: Chiếm 25-55% mày đay mạn tính tự phát. Cơ chế liên quan giữa mày đay và các tự kháng thể lưu hành hiện còn chưa rõ ràng. Các bệnh lý tự miễn được cho là có liên quan đến mày đay mạn tính tự miễn bao gồm:
– Lupus ban đỏ hệ thống
– Bệnh lý tuyến giáp tự miễn
– Cryoglobulin niệu
– Hội chứng Schnitzler
– Bệnh của tế bào kháng thể kháng giáp trạng….
Hình ảnh bệnh mày đay vùng tay
Các yếu tố khác:
– Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
– Thuốc: Aspirin và các thuốc kháng thuộc nhóm NSAIDs được báo cáo trong một số case lâm sàng liên quan đến mày đay mạn tính tự phát. Các thuốc điều trị huyết áp như ức chế men chuyển cũng có thể gây ra do phù mạch và mày đay.
– Thức ăn: Ở một số bệnh nhân, thức ăn có thể gây ra mề đay mạn tính tự phát không qua cơ chế dị ứng.
3. Điều trị mề đay mạn tính tự phát
Mày đay mãn tính tự phát có thể được kiểm soát theo phác đồ như đối với mày đay mạn tính.
Lưu ý: Để đảm bảo điều trị mày đay mãn tính tự phát đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Chuyên khoa Da liễu GSV để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Để lại một bình luận