CẢNH GIÁC VỚI MÙA HÈ, 90% TRẺ EM THƯỜNG MẮC BỆNH…

90% trẻ em thường mắc bệnh vào mùa hè.

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển nhiều nhất là vào mùa hè. Mùa hè ở nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng phát triển.

Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là một số bệnh mà bé thường mắc phải vào mùa hè, mẹ nên lưu ý phòng ngừa để trẻ không mắc phải nhé:

Nội dung :

Bệnh chàm (Eczema)

Là tình trạng da bị viêm mãn tính thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, trong đó 15% là trẻ sơ sinh.

Da của bé thường nổi đỏ thành từng mảng, khô và dễ bị viêm nhiễm. Nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ trở nên đỏ và phát triển mụn nước.

Để phòng và điều trị cho bé, mẹ nên:

  • Thời gian tắm cho bé không quá 15 phút, cách tốt nhất là rửa sạch bằng nước ấm.
  • Mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé, giúp da mềm và có độ ẩm thích hợp.
  • Khi bé bị chàm kèm theo sốt kéo dài, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra.

Bệnh tay – chân – miệng

Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc phải.

Khi bé có những dấu hiệu:

  • Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn.
  • Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Lâu dài có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
  • Nặng hơn, bé sẽ hết sốt nhưng trở nên lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường, thỉnh thoảng giật mình và giơ tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa đến bệnh viện kịp thời.

Bí quyết để phòng bệnh cho bé:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để gãi, tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Cung cấp cho bé đủi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin C, Kali, Beta-caroten… và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Dành thời gian cho bé vui chơi ngoài trời, phù hợp với điều kiện thời tiết mỗi ngày để bé cơ được cơ hội rèn luyện thể lực, sức đề kháng, làm quen với điều kiện môi trường biến đổi.

Bệnh thủy đậu

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do viruts thủy đậu – varicella virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng.

Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu:

  • Bé bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài mm từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai.
  • Khi phát bệnh: bé thường sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói. Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu
  • Sau từ 4 – 6 ngày, nốt thủy đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm và bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm

Khi bé bị thủy đậu cần:

  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, tắm rửa cho bé hằng ngày bằng nước ấm, trong phòng kín gió.
  • Tránh làm vỡ mụn nước để tránh lây lan sang các vùng khác.
  • Cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, ăn nguội nếu trong miệng bé có các nốt phỏng/loát.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người.

Dấu hiệu bé của bạn đã bị mắc bệnh sởi:

  • Sốt cao
  • Viêm long đờm
  • Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má
  • Phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

Để bé tránh bị sởi, mẹ nên:

  • Tiêm chủng 2 mũi cho độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.
  • Khi đang trong thời gian dịch sởi, hạn chế cho bé tiếp xúc nơi đông người hoặc với người lạ.
  • Tăng cường vệ sinh cho bé, sát trùng mũi họng.

Sốt virus

Do sức đề kháng của bé còn non kém nên rất dễ bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bệnh.

Bé bị sốt virus thường:

  • Sốt cao, thân nhiệt trên 38,5 độ C hoặc có lúc tăng cao từ 40 – 41 độ C.
  • Một số trẻ bị đau nhức khắp mình mẩy, cơ bắp; trẻ nhỏ hay quấy khóc, đau đầu.
  • Viêm đường hô hấp: viêm họng, họng đỏ, sưng, ho, cháy nước mũi.
  • Mắt nhìn mờ: Bé bị chảy nước mắt, kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn mắt.
  • Nôn: Bé có thể nôn sau khi ăn hoặc nôn khan.
  • Phát ban: xuất hiện các đốm nhỏ li ti sau 2 – 3 ngày bị sốt
  • Rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy

Khi bé bị sốt virus:

  • Nên cho bé hạn chế tối đa tiếp xúc với khác.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé để tránh trường hợp bé bị sốt cao, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đảm bảo cho bé đủ nước, tăng tần suất cho bé uống hoặc bú mẹ.
  • Cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Cho bé ăn nhiều lần trong ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé ở phòng kín gió. Nhỏ mũi, nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Hôm nay, GSV Việt Nam giới thiệu các mẹ sữa tắm dành cho mọi loại da, đặc biệt dùng cho da nhạy cảm và được các mẹ tin dùng nhất hiện nay.

Skin GSV – Sữa tắm, sửa rửa mặt dành cho mọi loại da

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *