DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH CHỐC Ở TRẺ EM

Bệnh chốc lở ở trẻ em, một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh rất dễ lây lan sang người khác và thường xuất hiện ở vùng mặt, mũi, xung quanh miệng trẻ. Bệnh chốc lở thường bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Nếu được chuẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh sẽ không để lại sẹo và gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Nội dung :

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở do vi khuẩn xâm nhập khi hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh kém.

Ở người lớn, vi khuẩn gây nhiễm trùng sau khi xâm nhập vào các vết thương hoặc vết trầy xước trên da. Bệnh chốc lở cũng phát triển thứ phát sau khi mắc các căn bệnh như viêm da, bệnh chàm, ghẻ ngứa… do ràng rào bảo vệ da bị tổn thương.

Đối với trẻ em, bệnh chốc lở xảy ra do vi khuẩn tấn công vào vết cắt hoặc vết đốt côn trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng xảy ra mà không tìm thấy bất cứ tổn thương nào rõ ràng trên da.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở

Triệu chứng của chốc không bọng nước

  • Triệu chứng đầu tiên của chốc này là đỏ quanh mũi và vùng da trên môi.
  • Vùng bị đỏ sẽ sưng, lây lan qua các vùng da khỏe mạnh ở mũi và cằm.
  • Những vùng bị đỏ này sẽ chuyển thành các vết thương màu vàng đỏ hay các cục sưng. Màu vàng của vết thương là do sự tích tụ mủ do các bạch cầu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Cục sưng vỡ ra và vết thương trở nên ẩm ướt bởi chất dịch.
  • Sau vài ngày, vết sưng đã vỡ sẽ chuyển thành màu đỏ nâu với lớp vảy bao quanh chỗ lở. Trong giai đoạn này, vết lở sẽ khô và vảy dễ bong ra.
  • Vết lở sẽ không đau nhưng rất ngứa và trẻ sẽ có xu hướng gãi thường xuyên.

Triệu chứng của chốc bọng nước

  • Triệu chứng đầu tiên khởi phát là những tổn thương màu hồng đỏ đường kính khoảng 2cm ở bất cứ đâu trên cơ thể.
  • Dần dần, bóng nước lớn hơn và có dịch bên trong.
  • Dịch sẽ dần chuyển màu vàng vì đang hình thành mủ. Tổn thương lớn dần đồng thời hình thành nhiều bóng nước nhỏ xung quanh.
  • Bóng nước vỡ ra và chất dịch sẽ chảy ra ngoài. Lớp bên ngoài của bóng nước sẽ khô và hình thành lớp trắng bao quanh tổn thương, rồi chuyển màu đỏ hay sẫm sau vài ngày.
  • Bóng nước do chốc này thường xuất hiện ở những nếp gấp da, ví dụ như vùng mặc tã hay cổ.

Triệu chứng của chốc loét

  • Vết lở lớn chứa nhiều mủ thường xuất hiện ở chân. Vết lở do chốc này cũng có thể xuất hiện ở mông trẻ.
  • Vết lở sẽ ngày càng rộng và sâu hơn. Bạn có thể thấy tổn thương sâu bằng cách quan sát độ lún của trung tâm vết lở so với bề mặt da.
  • Lúc này, vết lở có thể rộng hơn 2,5cm và thành vết loét. Chốc loét có thể ngứa nhưng thường đau đớn nhiều hơn.
  • Khi vết lở loét trên khô đi sẽ chuyển màu từ vàng thành đỏ tía.

Cách chữa bệnh chốc

Bệnh chốc ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên nặng. Bệnh có thể biến chứng gây nguy hiểm đến trẻ. Việc phòng bệnh ở trẻ sẽ quan trọng hơn điều trị bệnh. Ba mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ, khô thoáng. Tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch, xà phòng. Đặc biệt lưu ý khi người con có nhiều mồ hôi. Khi trẻ bị vết thương, vết thương, vết côn trùng cắn, phải chú ý và bôi thuốc.

Người bị bệnh chốc nên dùng thuốc gì?

Thường thì trẻ bị bệnh chốc sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Đây là những loại thuốc mỡ hoặc thuốc bôi tại chỗ như dung dịch màu milian. Dung dịch này kháng khuẩn, làm khô vết thương… Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc tím pha loãng. Bôi vào vết chốc ngày 1-2 lần. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho trẻ bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua.

Ba mẹ chỉ lưu ý là, không để trẻ dùng tay làm vỡ mụn nước, mụn mũ, cạy vảy da… Trẻ cần được cắt móng tay ngắn để tránh ngứa gãi, càng làm tổn thương vết chốc. Hãy cho trẻ dùng riêng đồ vật cá nhân, chăn màn, khăn áo… để tránh lây.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *