GIÃN TĨNH MẠCH, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như: giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật… Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn ở các tĩnh mạch mông…

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh bị ảnh hưởng bởi tư thế sinh hoạt hay làm việc: đứng hay ngồi lâu một chỗ, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện khiến máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.

Ngoài việc phải đứng hay ngồi nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài một số nguyên nhân trên thì những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch

  • Tuổi tác: Nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa.
  • Giới tính: Phụ nữ trải qua sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh.
  • Di truyền: Trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch thì nguy cơ bị bị giãn tĩnh mạch cao hơn người bình thường.
  • Béo phì: Huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh mạch mà con tăng nguy cơ nhiều bệnh khác.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay nằm bất động lâu … cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

Hậu quả khó lường của giãn tĩnh mạch

  • Đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều.
  • Chân bị sưng to, đau buốt và thường bị chuột rút về đêm.
  • Nhiều tĩnh mạch giãn lớn khiến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng làm mất khả năng lao động, thậm chí có trường hợp phải cắt cụt chân.
  • Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo nên các khối nguyên tắc, các khối này có thể di chuyển lên tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột.

Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch và lối sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe

Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế bệnh phát triển hơn:

  • Tập thể dục (đi bộ) đều đặn
  • Nâng chân cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài.
  • Khiêng vác nặng…
  • Mang tất y tế mỗi ngày
  • Bổ sung bằng chế độ ăn giàu trái cây rau tươi
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch

Có đến 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, họ còn ngại đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng. Điều này dẫn đến những hậu quả rất khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *