MÙA HÈ – MÙA SỐT VIRUS, DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG BẠN CẦN BIẾT
Sốt virus hay sốt siêu vi do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp với hơn 200 loại gây bệnh khác nhau. Bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh vào thời điểm mùa hè hay mùa mưa.
Dấu hiệu của bệnh sốt virus
- Sốt cao: sốt từ 38 – 41 độ C, đi kèm là cảm giác khi nóng, khi lạnh. Đối với trẻ em thì sẽ xuất hiện co giật, mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol…
- Đau nhức người: Gây ra hiện tượng đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ bắp. Trẻ nhỏ thì quấy khóc.
- Ngạt mũi, khó thở: Sốt virus gây ho và sổ mũi ở người, dịch mũi có thể gây tắc khoang mũi gây ra tình trạng khó thở.
- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.
- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
- Đau đỏ mắt, viêm kết mạc…
- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Cách điều trị sốt virus tại nhà hiệu quả
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Tình trạng sốt cao liên tục khiến cơ thể mất nước, do vậy, việc đầu tiên và dễ làm nhất khi bị sốt virus đó là uống nhiều nước.
- Cho người bệnh ăn uống đủ chất, cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên.
- Hạ sốt: Uống thuốc hạ sốt
- Nên ở trong phòng ấm, mặc đồ ngủ thoáng, không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng thấp so với nhiệt độ cơ thể.
- Lau người thường xuyên bằng nước ấm.
- Vệ sinh sạch sẽ: thời gian này sức đề kháng rất kém, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ mắc thêm các bệnh khác. Vì vậy, việc vệ sinh sách sẽ là vô cùng cần thiết.
Tuyệt đối không tự ý truyền dịch, hay những dụng cụ xông họng. Không nên uống thuốc hạ sốt liên tục, không dùng nước đá, nước quá lạnh hay quá nóng để lau người.
Biến chứng của sốt virus
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phổi: Là biến chứng nặng của bệnh, khi bị viêm phổi thì con đường lây nhiễm của virus trở nên dễ dàng hơn. Có thể tạo thành dịch lan rộng và khó kiểm soát.
- Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến người bệnh bị khó thở, thở rít.
- Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận. Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.
- Biến chứng ở não: Biểu hiện của biến chứng ở não là gây ra co giật, hôn mê sâu. Nếu không kịp thời điều trị có thể giây ra tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề sau này.
Nếu bạn đang thắc mắc sốt virus có bị lại không thì câu trả lời là hoàn toàn có khả năng sốt đi sốt lại ở người lớn và trẻ em. Do vậy để phòng tránh sốt virus quay trở lại, mỗi người nên chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bằng cách có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Trả lời