TỔNG QUAN NHỮNG LOẠI SẸO DO MỤN TRỨNG CÁ THƯỜNG GẶP

Sẹo do mụn trứng cá là vấn đề thường gặp nếu không điều trị và chăm sóc mụn trứng cá đúng cách. Tình trạng sẹo không chỉ gây mất thẩm mỹ làn da mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người mắc, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm khi tiếp xúc với mọi người.

Sẹo do mụn trứng cá để lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người mắc

Nội dung :

1. Phân loại sẹo do mụn trứng cá

Hiện nay, tổn thương sẹo do mụn trứng cá được chia làm 2 nhóm chính gồm:

– Sẹo lồi và sẹo quá phát

– Sẹo lõm trứng cá: Bao gồm 3 loại chính gồm sẹo hình phễu, sẹo lòng chảo và sẹo đáy phẳng.

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các loại sẹo này, hãy cùng GSV Việt Nam điểm qua những thông tin sau đây:

2. Sẹo lồi và sẹo quá phát.

Sẹo lồi (keloids) và sẹo quá phát (hypertrophic scar) là tình trạng đáp ứng quá mức của mô da với các sang thương ban đầu đặc trưng bởi sự tăng nguyên bào sợi, sản sinh quá mức collagen tại thương tổn. Cơ chế bệnh sinh hình thành sẹo là do quá trình liền vết thương kéo dài và rối loạn trong giai đoạn viêm dẫn đến kết quả là tăng tổng hợp và giảm thoái hóa chất nền ngoại bào.

Sự khác biệt giữa sẹo lồi và sẹo quá phát là sẹo quá phát không vượt quá ranh giới vết thương ban đầu, không có yếu tố gia đình và thoái triển theo thời gian.

 

SẸO LỒI

– Là dạng sẹo xuất hiện sau chấn thương, vết thương, trứng cá…

– Khối sẹo phát triển cao lên và rộng ra, xâm lấn vào tổ chức da lành xung quanh, vượt quá giới hạn của tổn thương ban đầu.

– Màu sắc từ màu hồng đến màu nâu đỏ, có nhiều mạch máu dưới lớp biểu mô sẹo. Một số sẹo có tăng sắc tố. Sẹo có thể mềm hoặc chắc, cứng, một số sẹo co kéo gây hạn chế vận động.

– Có thể xuất hiện bất kể vùng da nào, tuy nhiên một số vùng ngực, vai, lưng trên, sau cổ, trước xương ức, dái tai là những vị trí thường gặp hơn.

– Triệu chứng cơ năng thường ngứa và đau.

– Sẹo lồi thường không thoái triển theo thời gian mà có thể tiến triển tăng dần. Điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tái phát cao.

– Một số trường hợp loét lâu lành, đôi khi có thể ung thư hóa như ung thư tế bào gai

SẸO QUÁ PHÁT (PHÌ ĐẠI)

– Là khối tăng sinh xuất hiện sau các vết thương trên da 1-2 tháng và phát triển nhanh đến 6 tháng sau đó thoái lui dần.

– Khối sẹo phát triển không vượt quá ranh giới vết thương ban đầu. Hiếm khi cao hơn 4mm so với bề mặt da, thường có màu hồng, đỏ

– Sẹo có thể gặp ở bất cứ vị trí nào

– Triệu chứng cơ năng có thể ngứa, có thể gây hạn chế vận động khi mô sẹo đi qua các khớp

3. Sẹo lõm trứng cá

Sẹo lõm (Atropic scars) là hậu quả của quá trình viêm tại da gây phá vỡ cấu trúc collagen nằm dưới lớp hạ bì. Sự thiếu hụt collagen và fibrin ở các mô làm cho tổn thương viêm bị lõm xuống, tạo thành sẹo lõm.

Có nhiều nguyên nhân gây sẹo lõm, trong đó sẹo lõm ở mặt do trứng cá là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh.

Sẹo lõm do trứng cá thường gặp hơn sẹo lồi và sẹo quá phát. Được chia thành 3 loại chính gồm sẹo hình phễu, sẹo đáy hình lòng chảo và sẹo đáy phẳng.

SẸO HÌNH PHỄU– Icepick scars

– Sẹo hình chữ V

– Chiếm 60-70%

– Đường kính sẹo dưới 2mm

– Hình phễu, đáy nằm sâu ở lớp trung bì hoặc mô dưới da

SẸO ĐÁY PHẲNG – Boxcar scars

– Sẹo hình chữ U

– Chiếm 20-30%

Đường kính sẹo từ 1,5-4mm. Được phân thành 2 nhóm:

– Sẹo nông: Đáy sâu từ 0,1-0,5mm

– Sẹo sâu: Đáy sâu >0,5mm

– Thường có hình tròn hay hình oval, bờ sẹo thẳng đứng.

SẸO ĐÁY LÒNG CHẢO– Rolling scars

– Sẹo hình chữ M

– Chiếm 15-25%

– Đường kính sẹo 4-5mm

– Do các sợi xơ từ lớp trung bì dính vào lớp thượng bì gây co kéo tạo nên sẹo có đáy lòng chảo, bề mặt sẹo tương đối bình thường

Có thể thấy sẹo do mụn trứng cá khá đa dạng, mỗi loại sẹo đều có những đặc trưng riêng biệt. Do đó, để điều trị sẹo hiệu quả, cần đến Bác sĩ da liễu để được khám và chẩn đoán chính xác dạng sẹo, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sẹo do mụn trứng cá phù hợp.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *