VIÊM DA CƠ ĐỊA SAU SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ AN TOÀN

Không chỉ có niềm hân hoan, hạnh phúc khi “vượt cạn” thành công và chào đón bé yêu ra đời, các mẹ còn phải chịu đựng rất nhiều nỗi khổ của phụ nữ sau sinh cả về thân thể lẫn tinh thần. Để lại những hệ lụy mà ít người thấu hiểu, trong đó phải nhắc đến bệnh viêm da cơ địa – căn bệnh mà hầu hết phụ nữ sau sinh mắc phải.

Nội dung :

Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa

Khi mang thai cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể và những thay đổi nội tiết tố này kéo dài đến nhiều tháng sau khi sinh. Giai đoạn này sức đề kháng của các bà mẹ khá yếu, sức đề kháng giảm trầm trọng, do đó tạo điều kiện cho nhiều bệnh diễn biến nặng hơn.

Một số trường hợp, sản phụ bị viêm da cơ địa do di truyền hoặc chịu tác động của môi trường, khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều đồ nóng, tâm lý, trầm cảm sau sinh cũng là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển.

Sau sinh, sản phụ thường kiêng nhiều thứ: tắm, gội, ủ kín cơ thể… tạo điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa hình thành và phát triển.

Đa phần các thai phụ mắc viêm da cơ địa khi mang thai rất khó chữa khỏi. Người bệnh thường ngứa về đêm khiến các bà mẹ bỉm sữa mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

Cách điều trị viêm da cơ địa sau sinh hiệu quả, an toàn

Gặp bác sĩ da liễu

Khi thấy có biểu hiện của viêm da cơ địa, sản phụ nên thăm khám bác sĩ da liễu kịp thời để có được kiểm tra và chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Từ đó để có cách điều trị phù hợp với mức độ, tình trạng bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ nước để nâng cao sức đề kháng ngăn ngừa viêm da bùng phát.

Viêm da cơ địa thường bùng phát vào mùa lạnh ẩm, vì vậy các chị em cần cẩn trọng trong việc vệ sinh cơ thể trong thời điểm này. Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại, các chất tẩy rửa mạnh, thay vào đó nên sử dụng các sản phẩm có chất tẩy trung tính. Những người có cơ địa nhạy cảm thì không nên sử dụng quần áo len, đồ thô cứng hoặc tiếp xúc với các loại phấn hoa, nhựa cây, thú cưng…

Áp dụng mẹo dân gian

Để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Chị em có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo cải thiện dân gian như: tắm lá trầu không, lá trà xanh, lá khế… Công dụng là làm khô vết thương, giúp các mảng ngứa không phát triển. Lưu ý là những mẹo này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời và không có hiệu quả điều trị lâu dài nên tuyệt đối không nên lạm dụng.

Một số lưu ý khi bị viêm da cơ địa

Sau khi sinh, sản phụ thường ở trong nhà, ủ ín cơ thể khiến bệnh thêm nặng. GSV khuyên các mẹ nên mặc đồ thoáng mát, thoải mái nhất, tắm rửa sạch sẽ và thay đồ hàng ngày để da luôn mát mẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Viêm da cơ địa thường nặng hơn vào mùa đông, bởi thời tiết khiến da bị khô. Do vậy, việc dưỡng da rất quan trọng, sản phụ không nên tắm nước quá ấm, chú ý dưỡng ẩm cho da là việc cần thiết.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất, các chất tẩy rửa

Không gãi nhiều lên vùng da bị viêm cơ địa để tránh tổn thương nặng hơn. Bạn có thể lấy tay vỗ vỗ lên da sẽ khiến hiện tượng ngứa được giảm bớt.

GSV giới thiệu một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa, an toàn cho phụ nữ sau sinh:

Skin GSV – Sữa tắm, sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm, làm sạch da, giữ độ ẩm cho da.

SOFTERIN – Thuốc mỡ điều trị khô da, nứt nẻ gót chân. Những bệnh làm sừng hóa da: chai gan bàn tay, dày sừng ở lòng bàn tay và bàn chân, bệnh vảy cá, dị ứng da, chàm dị ứng.

Trên đây là một số phương pháp cũng như lưu ý về bệnh viêm da cơ địa mà GSV tổng hợp. Hy vọng rằng, chị em có thể phòng ngừa và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *