6 BỆNH DA LIỄU NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI LỚN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nói chung và bệnh da liễu nói riêng. Bệnh nhân mắc bệnh da liễu thường mất tự tin trong cuộc sống, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Sau đây, GSV Việt Nam chia sẻ một số thông tin về 6 bệnh da liễu nguy hiểm thường gặp ở người lớn: dấu hiệu nhận biết cũng như các cách phòng ngừa bệnh, tránh làm tổn thương da, giữ gìn làn da khỏe mạnh.

  1. Nội dung :

    Bệnh Zona

Bệnh Zona có dấu hiệu:

  • Đau và cảm thấy nóng rát tại một vùng da trên cơ thể.
  • Sau vài ngày vị trí bỏng rát đó hình thành các mụn nước phồng rộp màu hồng hoặc hồng trắng. Những dải mụn nước này thường xuất hiện khu trú xung quanh cột sống đến thân mình.
  • Xuất hiện cơn đau thường ở một bên cơ thể, hình thành các mảng đỏ.
  • Mụn nước căng phồng dễ vỡ.
  • Trên mặt và tai cũng xuất hiện phát ban, ngứa.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị: sốt, ớn lạnh, người mệt mỏi….

Để đảm bảo an toàn và điều trị chính xác nhất, khi phát hiện bất kỳ các dấu hiệu của bệnh Zona thần kinh nào hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tại đây bạn sẽ được tư vấn về thuốc uống, thuốc bôi, cách giữ vệ sinh da, chế độ ăn uống kiêng khem đầy đủ giúp hạn chế sự phát triển của bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

2. Bệnh hạt cơm

Hạt cơm là bệnh ngoài da thường gặp do virus HPV gây nên. Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.

Hạt cơm thông thường có biểu hiện: sẩn sừng thô ráp, kích thước từ 0,3 – 1 cm, màu da bình thường.

Hạt cơm phẳng biểu hiện là các sẩn hơi nổi cao trên mặt da ít sần sùi kích thước nhỏ từ 1 – 5mm, hình tròn hay hình đa giác màu da hay thẫm màu, ranh giới rõ đứng riêng rẽ hay thành đám, đôi khi thành dải.

Bệnh hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày.

Phòng bệnh hạt cơm: Trước hết phải tránh tiếp xúc, không nên cào hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh. Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.

3. Bệnh lang ben

Bệnh lang ben là dễ dàng lây từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (quần áo, khăn tắm…) Bệnh lang ben có khả năng chữa được đơn giản bằng các loại thuốc kháng nấm dùng ngoài da nhưng cũng có khả năng tái nhiễm từ đồ dùng hoặc quần áo mang mầm bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lang ben do nấm họ Malassezia gây nên. Và một số yếu tố khác:

  • Tiếp xúc với thời tiết nóng và ẩm ướt.
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da dạng dầu, mỡ.

Biểu hiện của bệnh lang ben

  • Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước
  • Da có màu khác so với vị trí xung quanh (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu
  • Vị trí thường gặp: cổ, ngực, lưng và hai cánh tay. Tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Da có thể gây ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.
  • Nhiễm nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời

Cách phòng chống bệnh lang ben

  • Tránh nhiệt độ quá cao
  • Tránh tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng
  • Tránh đổ quá nhiều mồ hôi, đổ mồ hôi thì cần lau ngay
  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ
  • Không khiến da bị tổn thương, vì sẽ tạo điều kiện để các loại nấm gây bệnh tấn công
  • Mặc quần áo thoáng mát, không quá sát để không đổ mồ hôi nhiều
  • Không dùng chung quần áo, khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh

4. Viêm nang lông

Lỗ chân lông có mặt ở khắp cơ thể và làm nhiệm vụ tiết ra mồ hôi cũng như các chất bã nhờn. Khi lỗ chân lông bị tắc sẽ tạo cho vi khuẩn xâm nhập gây ra bệnh viêm nang lông.

Những dấu hiệu bạn đã mắc bệnh viêm nang lông:

  • Nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa
  • Mụn có thể vỡ ra và chảy máu hoặc có mủ
  • Ban đỏ và nhiễm trùng da
  • Cảm giác ngứa hoặc như bị bỏng
  • Đau hoặc rát

Nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông

  • Sự tấn công của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus vào các tế bào da.
  • Bệnh cũng có thể xuất hiện do sự tấn công của virus, ký sinh trùng cũng như các loại nấm mốc
  • Tổn thương da do tai nạn, phẫu thuật cũng có thể là nguyên nhân khiến cho viêm nang lông xuất hiện.
  • Sự tắc nghẽn lỗ chân lông do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, tẩy lông không đúng cách.

Biện pháp phòng chống viêm nang lông

  • Thường xuyên mặc những bộ quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi. Hạn chế mặc các trang phục chật chội, gây khó chịu và dễ làm bệnh viêm nang lông xuất hiện.
  • Không dùng chung dao cạo râu với người khác. Sau khi cạo râu cần vệ sinh lại da thật sạch sẽ để hạn chế sự xâm hại của các vi khuẩn.
  • Không nên tự ý tẩy lông hoặc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc để thực hiện biện pháp này. Nếu muốn hãy đến những cơ sở có chuyên môn và thật sự uy tín.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách, không nên dùng bồn tắm chung dễ gây lây nhiễm các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm nang lông.

5. Nhọt

Đối tượng bị nhọt thường là thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách:

  • Giữ da sạch sẽ
  • Thay quần áo và khăn trải giường thường xuyên
  • Tránh vận động và tiết mồ hôi khi đang bị bệnh.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nhọt

  • Tiếp xúc gần gũi với người có u nhọt.
  • Tiểu đường: bệnh này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, cản trở việc cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nói chung và trên da bạn nói riêng.
  • Các vấn đề khác về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và eczema. Bởi vì chúng phá hủy lớp bảo vệ của làn da làm cho bạn dễ bị u nhọt.
  • Hệ miễn dịch bị tổn thương: nếu hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương dù vì bất kỳ lý do gì, điều này có thể tăng khả năng bị u nhọt.

U nhọt có thể tự khỏi sau 10 – 20 ngày, nhưng khả năng tái phát cao. Vì vậy, hãy đến thăm khám bác sĩ khi bị lên nhọt để tránh những biến chứng nghiêm trọng và giúp bệnh nhanh khỏi, không tái phát.

6. Nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh rất phổ biến, đặc beietj vào mùa nóng ẩm, da đầu tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn.

Nguyên nhân gây nấm da đầu

  • Bệnh lý trong cơ thể.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
  • Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
  • Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người có tiền sử nấm da đầu.

Dấu hiệu của bệnh nấm da đầu

  • Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
  • Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
  • Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
  • Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.

Một số biện pháp phòng bệnh

  • Điều tra phát hiện người mắc bệnh, gửi điều trị chuyên khoa. Cũng cần chú ý phát hiện gia súc nuôi bị bệnh.
  • Điều trị sớm, triệt để các bệnh nấm da khác trên cơ thể.
  • Không dùng chung lược, gối, mũ, chậu giặt….với người bị bệnh.
  • Chú ý giữ tóc khô, sạch.
Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *