Mụn nhọt là gì? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả
Mụn nhọt là bệnh lý da liễu xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ em, người đang trong độ tuổi dậy thì và người trưởng thành. Những nốt mụn này gây ra rất nhiều phiền toái cho khổ chủ bởi kích thước lớn kèm theo mủ và đau nhức khó chịu. Vậy mụn nhọt là gì và có khác gì với các loại mụn thông thường không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả loại bệnh lý này nhé.
Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là bệnh lý da liễu nguy hiểm và dễ chuyển biến nặng. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan khi gặp phải loại mụn này. Để đưa ra cách điều trị hiệu quả, bạn cần hiểu rõ và phân biệt được mụn nhọt với các loại mụn thông thường khác.
Mụn nhọt khác gì với các loại mụn thông thường?
Về bản chất, mụn và nhọt là 2 dạng bệnh lý da liễu hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 dạng bệnh lý này. Bạn có thể dễ dàng phân biệt được chúng dựa trên những đặc điểm sau đây:
- Mụn thông thường: Là các dạng mụn trứng cá viêm và không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc,… Chúng thường xuất hiện ở những cá nhân đang trong độ tuổi dậy thì.
- Mụn nhọt: Là biểu hiện của tình trạng viêm cấp tính do liên tụ cầu, nổi trên da với kích thước lớn và có mủ trắng. Mụn nhọt thường xuất hiện ở cả trẻ em, người trong độ tuổi dậy thì hay người trưởng thành.
Xét về mức độ nguy hiểm thì mụn nhọt đáng quan ngại hơn mụn trứng cá thông thường rất nhiều. Trong khi mụn trứng cá là dạng bệnh mãn tính thì mụn nhọt lại là bệnh lý cấp tính và cần điều trị càng sớm càng tốt.
Có rất nhiều trường hợp mụn trứng cá không được xử lý đúng cách và kịp thời nên đã bội nhiễm thành nhọt. Mụn nhọt có khả năng lây lan sang các khu vực da lân cận rất nhanh hoặc lây cho người khác qua đồ đạc của người bị nhọt.
Triệu chứng, biểu hiện và vị trí thường xuất hiện của mụn nhọt
Mụn nhọt là loại bệnh nhiễm khuẩn nang lông, xuất hiện theo từng khối có kích thước lớn, sưng to và có mủ trắng. Ban đầu, mụn nhọt chỉ là những nốt đỏ sưng nhẹ và đau nhức. Sau đó chúng phát triển ngày càng lớn, sưng to kèm theo mủ, gây đau nhức và cực kỳ khó chịu. Khi phát triển đến một thời điểm nhất định, mụn nhọt sẽ vỡ và chảy mủ. Sau khi vỡ và chảy hết dịch mủ ra ngoài, mụn nhọt sẽ giảm sưng đau đáng kể. Tuy nhiên tình trạng đau nhức có thể kéo dài âm ỷ nhiều ngày sau đó và để lại sẹo.
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, dù là mặt, cổ, mông, háng, chân, tay hay vùng kín. Mầm mống mụn thường ẩn sâu trong da, sau đó phát triển ra bên ngoài và chuyển biến nặng. Một số dạng nhọt nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng máu và lây sang nhiều bộ phận khác cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân hình thành mụn nhọt là gì?
Theo các chuyên gia da liễu, mụn nhọt có thể hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến:
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học và lành mạnh
Mụn nhọt có thể hình thành bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của bạn, chẳng hạn như: Nạp quá nhiều đạm, uống quá ít nước, chế độ ăn thiếu hụt rau xanh,… Tất cả thói quen ăn uống không khoa học trên đều khiến cho gan hoạt động quá mức để thải độc ra ngoài cơ thể. Chính điều này sẽ làm cho mụn nhọt hình thành và xuất hiện trên da.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, sử dụng thuốc lá hay thức khuya,… đều là nguyên nhân khiến da xấu đi và nổi mụn nhọt.
Do sự thay đổi của môi trường và thời tiết
Mụn nhọt cũng có thể phát sinh trên da do sự thay đổi của môi trường và thời tiết, nhất là trong mùa nóng bức. Thời tiết oi bức là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn tích tụ, phát triển trên da, kết hợp cùng mồ hôi và bụi bẩn sẽ làm phát sinh những nốt mụn nhọt sưng tấy và đau nhức.
Do thường xuyên gặp stress, mệt mỏi
Theo nhiều bài nghiên cứu khoa học thì việc thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, áp lực sẽ khiến cho gan và thận dần suy yếu. Điều này cản trở đến quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tạo điều kiện cho mụn nhọt hình thành và phát triển.
Do các bệnh lý trong cơ thể
Những người có vấn đề về gan, thận, hay bệnh truyền nhiễm thì cơ địa của họ rất dễ phát sinh mụn nhọt. Cùng với đó là việc thường xuyên phải điều trị bằng các loại thuốc mạnh, thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hình thành loại bệnh lý da liễu nguy hiểm này.
Mách bạn một số mẹo dân gian chữa mụn nhọt hiệu quả ngay tại nhà
Để mụn nhọt không chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thì bạn cần đưa ra phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều loại lá cây khi đắp lên mụn nhọt sẽ hỗ trợ hạn chế sưng tấy, đau nhức rất hiệu quả. Cùng tham khảo những phương pháp điều trị mụn nhọt dân gian đó là gì nhé.
Làm giảm đau nhức bằng rau diếp cá
Diếp cá là loại rau có vị tanh và chua vô cùng đặc trưng, thường được sử dụng như một loại rau sống. Bên cạnh hương vị hấp dẫn, kích thích vị giác thì loại rau này chính là vị thuốc điều trị mụn nhọt cực kỳ hiệu quả. Tinh dầu diếp cá có tính kháng khuẩn và giảm sưng viêm rất tốt. Vì thế, từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng loại lá này để đắp trực tiếp lên khu vực ổ nhọt để giảm sưng viêm, đau nhức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 – 15 lá rau diếp cá;
- Băng gạc y tế.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau diếp cá rồi để ráo nước.
- Bước 2: Xay nhuyễn hoặc giã lấy bã.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt rồi đắp trực tiếp bã diếp cá lên da.
- Bước 4: Dùng băng gạc quấn lại rồi để qua đêm.
Diếp cá rất lành tính nên có thể áp dụng phương pháp điều trị mụn nhọt này cho da nhạy cảm. Để điều trị mụn nhọt hiệu quả, bạn hãy áp dụng phương pháp này 1 – 2 lần mỗi ngày. Chắc chắn chỉ sau một vài lần áp dụng, tình trạng mụn nhọt của bạn sẽ giảm sưng tấy hơn đáng kể.
Làm giảm sưng nhọt bằng tỏi
Tỏi chính là một nguyên liệu giảm đau, kháng viêm, giảm sưng nhọt vô cùng hiệu quả. Những tính chất trong tỏi có công dụng khử trùng, khắc phục tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông rất tốt. Chính vì thế, sử dụng tỏi cho những nốt mụn nhọt sẽ làm dịu và xẹp mụn nhanh chóng. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa các hoạt chất giúp kích thích tái tạo và phục hồi da ngay từ sâu bên trong.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 nhánh tỏi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi giã nát
- Bước 2: Cho thêm 1 thìa cà phê nước lọc vào hỗn hợp rồi khuấy đều, sau đó lọc lấy phần nước cốt.
- Bước 3: .Dùng tăm bông sạch thấm đẫm phần nước cốt rồi chấm lên nốt mụn nhọt.
- Bước 4: Giữ trên da khoảng 3 – 4 tiếng rồi rửa sạch hoặc để qua đêm.
Với phương pháp điều trị mụn nhọt bằng tỏi trên, bạn hãy áp dụng 2 lần mỗi ngày để ổ nhọt nhanh chóng khô cồi và xẹp đi. Hãy kiên trì áp dụng cho đến khi nhọt khỏi hoàn toàn.
Hút mủ mụn nhọt bằng lá râm bụt
Râm bụt là một loại cây mọc dại phổ biến tại nhiều vùng quê Việt Nam. Từ lâu người xưa đã sử dụng lá của loài cây ngày để hỗ trợ giảm sưng mụn nhọt bởi khả năng hút mủ và làm khô cồi nhanh chóng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 – 5 lá râm bụt.
- Băng gạc y tế.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá râm bụt rồi ngâm trong dung dịch muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
- Bước 2: Giã nát lá râm bụt rồi lọc lấy phần bã.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn nhọt rồi đắp trực tiếp bã râm bụt lên da sau đó cố định bằng băng gạc y tế.
- Bước 4: Để hỗn hợp trên da khoảng 3 – 4 tiếng rồi rửa sạch với nước ấm hoặc để qua đêm.
Với phương pháp chữa mụn nhọt bằng lá râm bụt trên, bạn hãy áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày. Chắc chắn sau 2 – 3 ngày áp dụng, ổ nhọt của bạn sẽ được hút mủ và xẹp đi trông thấy.
Những điều cần lưu ý khi điều trị mụn nhọt bằng phương pháp dân gian
Những phương pháp điều trị mụn nhọt dân gian mang đến hiệu quả điều trị khá tốt. Bên cạnh đó, sự tiện dụng, rẻ tiền và dễ áp dụng của các phương pháp này cũng được đánh giá rất cao. Chính vì thế, phương pháp dân gian rất được người Việt Nam ta ưa chuộng.
Tuy không thể phủ nhận hiệu quả điều trị mụn nhọt của các phương pháp dân gian, song trên thực tế những phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương pháp điều trị mụn nhọt bằng lá cây đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng, kích ứng, mưng mủ, áp xe và thậm chí là nhiễm trùng máu. Nguyên nhân là bởi:
- Lá cây nếu không rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn, và thuốc trừ sâu thì rất có hại cho da trong quá trình đắp.
- Lá cây bị nhiễm độc do ô nhiễm môi trường, đô thị hóa.
- Một số loại lá cây sẽ gây kích ứng và khiến tình trạng mụn nhọt diễn biến nặng hơn.
Bên cạnh đó, điều trị mụn nhọt bằng phương pháp dân gian chỉ có thể cải thiện được các tình trạng mụn nhẹ, mới mọc và ít sưng tấy. Trường hợp ổ nhọt đã diễn biến nặng, mưng mủ, bị chai cứng thì phương pháp dân gian hoàn toàn không có tác dụng và bạn cần phải đến những trung tâm gia liễu uy tín để điều trị.
Hãy đến các trung tâm gia liễu ngay nếu mụn nhọt có những triệu chứng nghiêm trọng sau đây:
- Xuất hiện nhiều ổ nhọt cùng lúc trong cùng một thời điểm.
- Mụn nhọt sưng to, tích mủ nhiều kèm theo cảm giác đau đớn.
- Gây sốt.
- Mụn nhọt không đỡ trong 2 tuần hoặc tái phát trở lại không lâu sau khi lành.
Bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn nhọt ngay tại nhà bởi việc làm này không chỉ gây lây lan vi khuẩn mà nó còn có thể khiến ổ viêm nhiễm trùng nặng hơn, từ đó gây ra các biến chứng nặng nề về sức khỏe.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn một số thông tin và cách điều trị mụn nhọt theo phương pháp dân gian. Hy vọng bài viết giúp ích đến bạn trong việc nhận biết và điều trị mụn nhọt ngay tại nhà.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Trả lời