BẠN CÓ THỰC SỰ BIẾT VỀ SUY NHƯỢC THẦN KINH?

Hiện, trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ người mắc chứng suy nhược thần kinh hay những bệnh liên quan đến thần kinh đang tăng cao, đặc biệt phổ biến ở người lao động trí óc, nó thường liên quan tới vấn đề tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm.

Vậy suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não do tế bào vỏ não làm việc quá căng thẳng, dẫn tới quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.

Suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần.

Bệnh này thường có biểu hiện như:

  • Bệnh nhân thường kêu ca phàn nàn, mệt mỏi
  • Bệnh nhân thiếu kiên nhẫn, mất kiểm soát cảm xúc, cảm xúc thay đổi thất thường.
  • Đau đầu, mất ngủ thường xuyên
  • Trí nhớ sút kém, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hằng ngày.
  • Lo lắng quá độ
  • Các triệu chứng đau thực thể như: đau đầu, đau nhức xương khớp, mỏi cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa….
  • Trốn tránh và ngại giao tiếp, căng thẳng khi tiếp xúc với người khác.

Nguyên nhân suy nhược thần kinh

Sau nhiều quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã chứng minh được rằng, hội chứng suy nhược thần kinh chính là tập hợp những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Như vậy, nguyên nhân của suy nhược thần kinh chính là vấn đề thuộc tâm bệnh chứ không phải thần kinh hay bệnh về cơ thể.

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực để đáp ứng những yêu cầu cuộc sống. Những yếu tố thuận lợi dẫn đến suy nhược thần kinh:

  • Cơ địa thần kinh yếu
  • Lao động trí óc quá sức dẫn đến kiệt sức
  • Cuộc sống có nhiều căng thẳng, lo âu
  • Môi trường làm việc và cuộc sống không tốt
  • Mất ngủ kéo dài
  • Thiếu dinh dưỡng

Nhiều vấn đề tích tụ lại sẽ khiến người đó luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Nếu không tìm ra được phương hướng giải quyết sẽ khiến người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế khiến bệnh phát sinh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể kiểm soát, hạn chế bệnh phát triển bằng nhiều cách:

  • Tìm gặp bác sĩ tư vấn tâm lý, làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh xảy ra biến chứng: trầm cảm, suy nghĩ quá độ… ảnh hướng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày.
  • Cố gắng giảm bớt hoặc giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng: mâu thuẫn trong gia đình, áp lực công việc, ức chế trong cuộc sống, lối sống suy nghĩ.
  • Thực hiện các phương pháp để hỗ trợ thư giãn tinh thần và thể chất: yoga, thiền…
  • Nói chuyện, cởi mở với mọi người, tạo nhiều mối quan hệ khác nhau, làm những việc mình thích. Luôn lạc quan, yêu đời và tạo cho mình niềm vui trong công việc và cuộc sống.
  • Tránh sử dụng những chất kích thích, cafe, bia, rượu hay ma túy.
  • Lối sống sinh hoạt lành mạnh: ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ
  • Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể, tránh các tổn thương tâm lý.

Suy nhược thần kinh là căn bệnh phổ biến và ngày càng gia tăng ở những người trẻ tuổi trong thời đại công nghệ. Suy nhược thần kinh có xuất phát điểm do áp lực tinh thần, cho nên việc điều chỉnh tâm lý, tinh thần trở nên vui vẻ, lạc quan là rất quan trọng.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *