BỊ THỦY ĐẬU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt, ở phụ nữ có thai, bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi.

Nội dung :

1. Hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, gây nên bởi virus varicella-zoster (VZV). Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu do hít phải các giọt bắn trong không khí từ vật chủ nhiễm bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của bệnh nhân thủy đậu, zona.

Bệnh nhân đã bị thủy đậu sẽ có miễn dịch bền vững, vì vậy hiếm gặp trường hợp người bệnh bị thủy đậu lần 2. Riêng những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể bị thủy đậu lần thứ 2.

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh 10-21 ngày với những biểu hiện đặc trưng như:

  • Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi trước khi phát ban 1-2 ngày, đặc biệt ở người lớn.
  • Tổn thương da là các ban đỏ, sẩn ở mặt, lưng, ngực sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân và tiến triển thành các mụn nước. Các mụn nước rất nhỏ, nông, xung quanh là quầng đỏ, hình ảnh như nước giọt sương trên cánh hoa hồng. Kích thước mụn nước khoảng 1-2mm. Một số mụn nước chuyển thành mụn mủ và đóng vảy tiết.
  • Cơ năng: Gây ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãy, chà xát nhiều

Xem thêm: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MÀY ĐAY CẤP

2. Biến chứng của thủy đậu đối với phụ nữ có thai.

Thủy đậu ở phụ nữ có thai diễn biến bệnh thường nặng hơn so với người không mang thai. Các biến chứng bao gồm viêm màng não, viêm não, viêm phổi, mất điều hòa tiểu não, viêm cơ tim, viêm cầu thận, gây ra các bệnh về mắt, suy tuyến thượng thận, thậm chí có thể gây tử vong.

Ở phụ nữ có thai, viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất khi mắc thủy đậu với các triệu chứng chủ yếu là ho, sốt, khó thở, nhịp thở nhanh. Đáng lo ngại, viêm phổi thường phát triển trong vòng 1 tuần sau khi phát ban, diễn biến lâm sàng không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp.

3. Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu lên thai nhi

Nghiên cứu cho thấy, bệnh thủy đậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi: Gây hội chứng thủy đậu bẩm sinh hoặc gây nhiễm thủy đậu sơ sinh.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, các triệu chứng gồm có:

  • Các vết sẹo ngoài da
  • Bất thường về thần kinh như chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner.
  • Bất thường về mắt như: Teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu.
  • Bất thường các chi: Giảm sản, teo/liệt tứ chi.
  • Bất thường về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột.
  • Cân nặng lúc sinh thấp.

Nhiễm thủy đậu sơ sinh là kết quả của việc truyền virus từ mẹ sang thai nhi ngay trước ngày sinh.

4. Cần làm gì khi phụ nữ mang thai phát hiện thủy đậu?

Phụ nữ có thai khi phát hiện những triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ mắc thủy đậu cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi thường xuyên, giữ vệ sinh thân thể (để tránh làm vỡ các bóng nước), uống nhiều nước, trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, kiwi, dưa hấu…) để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, tái tạo tăng sinh collagen và phòng ngừa sẹo lõm do bệnh thủy đậu gây ra.

Có thể nói mặc dù thủy đậu là bệnh lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, thủy đậu không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe thai phụ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe, thai phụ không nên chủ quan mà cần đi khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *