Giải mã nguyên nhân tiêm filler cằm bị bầm tím và cách xử lý

Tiêm filler cằm bị bầm tím là một trong những ảnh hưởng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân là gì. Do đó việc phòng ngừa và khắc phục chưa thực sự hiệu quả. Để tránh gặp phải tình trạng này và những ảnh hưởng không mong muốn khác khi thẩm mỹ bằng cách tiêm filler các bạn đừng bỏ qua nội dung chia sẻ sau đây.

Nội dung :

Tiêm filler cằm bị bầm tím do đâu?

Tiêm filler cằm bị bầm tím, sưng tấy sau khi thực hiện là các phản ứng bình thường với khoảng 80% các trường hợp gặp phải các vết bầm trên da. Tình trạng này thường kéo dài trong 1-2 ngày sau đó tự biến mất nên các bạn không cần quá lo lắng.

tiêm filler cằm bị bầm tím

Tuy nhiên, nếu vết bầm và cảm giác sưng tấy kéo dài theo xu hướng tồi tệ hơn, rất có thể các bạn đã gặp phải biến chứng sau khi tiêm. Các nguyên nhân chính của tình trạng này là:

1. Bác sĩ thực hiện có chuyên môn kém

Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ tiêm filler là yếu tố quan trọng nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tiêm filler. Nếu bạn lựa chọn cho mình bác sĩ có kinh nghiệm, quá trình tiêm sẽ được diễn ra một cách thuận lợi, chuẩn xác với độ sâu phù hợp và lực tiêm đủ để giảm thiểu nguy cơ bị bầm tím. Nếu bác sĩ không có đủ kinh nghiệm hoặc không có kỹ năng tiêm filler tốt, khả năng xảy ra bầm tím sẽ tăng lên và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khác.

2. Chất lượng của filler

Loại filler được sử dụng cũng ảnh hưởng đến khả năng xảy ra tình trạng bầm tím. Filler kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và gây tổn thương da. Vì vậy, các bạn nên sử dụng filler có chất lượng tốt, được sản xuất bởi những nhà cung cấp đáng tin cậy và được chứng nhận an toàn để tránh tình trạng bầm tím.

3. Tiêm quá sâu hoặc quá nhiều filler vào vùng cằm

Nếu bác sĩ tiêm quá sâu hoặc quá nhiều filler vào vùng cằm sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Từ đó gây ra sự tràn máu dưới da và làm da xanh tím hoặc đỏ.

4. Tiêm filler bị bầm tím do yếu tố cơ địa

Mỗi người có một cơ địa và một hệ thống mạch máu dưới da khác nhau. Vì vậy, khả năng phản ứng của cơ thể với quá trình tiêm filler cũng khác nhau. Một số người có cơ địa nhạy cảm và dễ bị bầm tím hơn so với người khác.

5. Cách chăm sóc sau khi tiêm filler

Da bị bầm tím do không tuân thủ các lời khuyên chăm sóc sau khi tiêm filler. Chẳng hạn như uống rượu, sử dụng chất kích thích, massage khu vực tiêm filler,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím mà mọi người cần chú ý..

Cần làm gì khi tiêm filler cằm bị bầm tím?

Hiện tượng tiêm filler cằm bị bầm tím là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi có tác động bởi các mũi tiêm. Vết bầm có thể tự biến mất sau khoảng 24h mà không cần can thiệp y khoa nếu tình trạng này không phải xảy ra do biến chứng thẩm mỹ. Lúc này, các bạn có thể thực hiện chườm lạnh tại chỗ để làm dịu cảm giác đau và giảm các dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Các bạn cần tránh tác động lên vùng da bị bầm tím, không nên mát xa hoặc bóp vùng da này.
  • Uống đủ nước để giúp cơ thể lọc và loại bỏ chất độc hại đồng thời giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho da.
  • Nếu mọi người nhận thấy bầm tím xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi tiêm filler cằm, hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.
  • Tiêm cằm filler bị bầm tím có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn, các bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp xử lý hiệu quả. Với tình trạng da bầm tím sau tiêm filler nhẹ, có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn mọi người sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau,…. để điều trị tại nhà.

Chăm sóc đúng cách để tránh bị bầm tím cằm sau khi tiêm filler

Tình trạng bầm tím sau khi tiêm filler mức độ nhẹ sẽ hồi phục sau vài ngày. Nếu vết bầm tím liên quan đến nhiễm trùng nặng bác sĩ bắt buộc can thiệp phẫu thuật loại bỏ filler để tránh gây tổn thương lây lan gây hoại tử da.

tiêm filler cằm bị bầm tím không

Ngoài ra, để đạt được kết quả tiêm như ý và tránh gặp phải tình trạng tiêm filler cằm bị bầm tím, các bạn cần thực hiện tốt những hướng dẫn sau đây:

  • Giữ vệ sinh da đúng cách, tránh tác động tỳ đè lên vùng da vừa được tiêm filler để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da và khiến chất filler bị dịch chuyển ra ngoài.
  • Sau khi tiêm filler cằm không nên tiếp xúc vùng tiêm với nhiệt độ cao, chẳng hạn như: Xông hơi, rửa mặt bằng nước ấm,… Vì nhiệt độ cao sẽ khiến filler chuyển sang dạng lỏng và dễ bị lệch lạc vị trí.
  • Không chơi các bộ môn thể thao hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu vừa tiêm xong và bạn cũng không nên tham gia các hoạt động ngoài trời vì ánh nắng sẽ tác động tiêu cực đến vùng tiêm.
  • Khi đi ngủ các bạn cần nằm ngửa, giữ đầu ở tư thế thẳng và hạn chế cúi đầu để chất filler ổn định dần trong da.
  • Kiêng sử dụng các món ăn từ đồ nếp, hải sản, thịt gà, thịt bò và rau muống vì các thực phẩm này có thể sẽ khiến vết thương sưng tấy và khiến da bị bầm tím nghiêm trọng hơn.

Tiêm filler cằm bị bầm tím là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm nếu nó tự biến mất sau 24 giờ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng có xu hướng nghiêm trọng hơn, vết bầm và sưng tấy kéo dài, các bạn nên thăm khám y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *