Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng tiêm filler môi bị vón cục

Tiêm filler môi bị vón cục là tình trạng bất thường của môi sau khi can thiệp thẩm mỹ bằng chất làm đầy. Vấn đề này khiến cho môi trở nên thiếu tự nhiên, mất thẩm mỹ và nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn có biện pháp xử lý kịp thời thì tình trạng này sẽ sớm được giải quyết một cách an toàn và hiệu quả..

Nội dung :

Nguyên nhân khiến việc tiêm filler môi bị vón cục

Tiêm filler môi là kỹ thuật làm đẹp không xâm lấn được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên nếu phương pháp này không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc chất lượng filler không đảm bảo sẽ dẫn đến tính trạng vón cục ở môi.

Biểu hiện cho trường hợp này là môi xuất hiện các khối u lồi lõm nhìn không mềm mại, tự nhiên. Tình trạng tiêm filler bị vón cục có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như môi sưng phù, đau nhức, lệch về 1 bên, các vết thương không đóng vảy, có mủ,…

Điều này có thể khiến cho bạn gặp bất tiện khi ăn uống, nói chuyện, thậm chí là mất ngủ vì quá đau. Trên thực tế môi bị vón cục sau khi tiêm filler là rất ít và không mấy nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không tránh khỏi viêm nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

tiêm filler môi bị vón cục

Tiêm filler môi bị vón cục có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó 4 lý do chính dẫn đến tình trạng này.

Filler làm đầy kém chất lượng

Đây là nguyên nhân chủ yếu mà nhiều chị em gặp phải khi tin tưởng các cơ sở tiêm filler giá rẻ. Các loại chất làm đầy kém chất lượng thường chứa thành phần không lành tính, không thể tự đào thải dẫn đến vón cục ở môi.

Chuyên viên thiếu kỹ thuật

Việc thiếu chuyên môn, kinh nghiệm của các chuyên viên thẩm mỹ thực hiện kỹ thuật đưa kim vào môi không đúng vị trí và độ sau nhất định. Cùng với việc lạm dụng filler làm đầy khiến cho môi bị sưng phồng, biến dạng và vón cục mất thẩm mỹ.

Nhiễm trùng khi tiêm filler

Tiêm filler môi bị vón cục không ngoại trừ khả năng nhiễm trùng do sử dụng các dụng cụ chưa được khử trùng và sát khuẩn kỹ càng. Sai sót này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào môi và gây viêm nhiễm, chất làm đầy không thể tan đều.

Chăm sóc môi sau khi tiêm filler chưa hợp lý

Nhiều người có thói quen dùng tay chạm lên vùng môi hoặc không có biện pháp che chắn khi ra ngoài đã vô tình làm cho môi bị tác động bởi các nhân tố như vi khuẩn, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,… dẫn đến vón cục filler.

Phương pháp điều trị tiêm filler môi bị vón cục

Trong trường hợp filler vón cục sau một thời gian dài và xuất hiện các dấu hiệu sưng phồng, thâm tím, đau nhức,… Bạn hãy:

Đến bệnh viện để kiểm tra

Để biết chính xác và giải quyết hiệu quả tình trạng vón cục của môi, tốt nhất bạn hãy tìm đến các bệnh viện chuyên môn để kiểm tra. Tùy theo tình hình mà bác sĩ có thể đưa ra các phương án giải quyết như sau:

  • Để môi lành tự nhiên hoặc sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý các mức độ vón cục nhẹ, không nguy hiểm.
  • Tiêm một loại enzym đặc biệt để hòa tan filler bị vón cục.
  • Dùng biện pháp nặn thủ công để đẩy lượng filler dư ra bên ngoài.
  • Với các trường hợp tiêm filler bị vón cục kèm theo viêm nhiễm bạn sẽ được tư vấn và chữa trị theo liệu trình cụ thể.

Massage môi

Nếu tình trạng vón cục là do việc tiêm chất làm đầy không đều thì bạn có thể sử dụng biện pháp massage nhẹ để tản filler.

Theo đó, bạn sử dụng tay ấn thả và xoa nhẹ lên những vị trí gồ để chúng trở nên đều hơn. Lưu ý, khi massage bạn nhớ vệ sinh tay hoặc mang găng tay để tránh viêm nhiễm, tổn thương môi.

Thay đổi chế ăn uống

Bạn có thể giảm thiểu ảnh hưởng và giúp filler nhanh chóng tan đều bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, các thực phẩm cay nóng, có nhiều gia vị. Bổ sung vitamin từ nhiều loại rau xanh, hoa quả có tính mát.

Hướng dẫn chăm sóc môi khi tiêm filler bị vón cục

Mặc dù không yêu cầu nghỉ dưỡng sau khi tiêm môi, nhưng bạn cần phải chăm sóc môi của mình thật cẩn thận trong giai đoạn này. Cụ thể:

  • Theo dõi tình trạng môi thường xuyên, nếu phát hiện các trường hợp bất thường hãy đến ngay các cơ sở, bệnh viện uy tín để được thăm khám.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học bạn cũng cần xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để xử lý tình trạng filler bị vón cục.
  • Khi đi ra ngoài bạn cần có các biện pháp che chắn cho môi, tránh ảnh hưởng của các tác nhân có hại, đặc biệt là ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm cho đến khi môi đã hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin về chủ đề tiêm filler môi bị vón cục. Để cân đảm bảo được hai yếu tố sắc đẹp – sức khỏe, bạn hãy khéo léo lựa chọn sử dụng dịch vụ của những đơn vị thẩm mỹ thật uy tín và chất lượng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *