Tiêm filler môi kiêng gì? Thời gian kiêng mất bao lâu?

Tiêm filler môi kiêng gì, không nên hay nên ăn gì và phải kiêng trong bao lâu là những câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc khi chọn làm đẹp bằng phương pháp này. Dưới đây sẽ là một số thông tin gợi ý chi tiết để bạn tham khảo về các vấn đề trên, cùng xem để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích cho bản thân.

Nội dung :

Tiêm filler môi kiêng gì?

Việc sử dụng thủ thuật thẩm mỹ nội khoa bằng cách tiêm chất làm đầy để điều chỉnh dáng môi không còn quá xa lạ trong giới làm đẹp. Đây là phương pháp có độ phổ biển rất cao, bởi giá thành hợp lý, không cần phẫu thuật cũng như tốn thời gian nghỉ dưỡng quá nhiều nhưng có thể đem lại đôi môi xinh, tươi trẻ như ý cho nhiều người.

Tuy nhiên, tiêm filler vẫn là kỹ thuật làm đẹp có tính xâm lấn. Những lỗ nhỏ do kim tiêm tạo ra nhằm đưa chất làm đầy vào bên dưới biểu bì sẽ khiến làn da bị tổn thương ở một mức độ nhất định và trở nên khá nhạy cảm.

Tiêm filler môi kiêng gì?

Do đó, các bệnh nhận đã thực hiện filler, sẽ phải chú ý khá kỹ lưỡng khi dưỡng môi vào thời điểm này. Bởi phương thức chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phục hồi và thời gian duy trì hiệu quả thẩm mỹ. Vậy tiêm filler môi kiêng gì và cần làm điều đó trong bao lâu? Sau đây là một vài lưu ý dành cho bạn.

Tiêm filler môi kiêng ăn gì?

Việc kiêng ăn sau khi tiêm filler môi thực tế không quá phức tạp như bạn nghĩ. Theo các bác sĩ thẩm mỹ, các hoạt động sinh hoạt và ăn uống vẫn có thể thực hiện bình thường ngay sau tiêm nhưng bạn cần lưu ý vài điều sau:

  • Trong vòng 24h, bạn nên tránh ăn hay uống các loại thực phẩm nóng, đồ ăn dạng rắn, dai và cứng hoặc có tính cay nóng cao hay quá mặn… Vì có thể khiến filler khó định hình;
  • Từ 1 – 10 ngày sau tiêm, tuyệt đối không dùng thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn để chất làm đầy được ổn định lại bên dưới da. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể sử dụng nhưng cần giảm thiểu tối đa, để đảm bảo duy trì kết quả làm đẹp dài lâu;
  • Các dạng thức uống chứa caffein, nước uống có gas cũng nên kiêng dùng trong khoảng 3 ngày – 1 tuần đầu sau tiêm;
  • Kiêng ăn khoảng 1 tuần các thực phẩm có hàm lượng tinh bột hoặc chất đạm cao, nhiều dầu mỡ vì dễ tạo sẹo hoặc gây kích ứng với người có cơ địa nhạy cảm. Những thực phẩm này bao gồm đồ hải sản, thịt bò, động vật có vỏ, các loại hạt, sữa tươi…

Những hoạt động cần tránh sau tiêm filler môi

Bên cạnh chú ý vấn đề ăn uống, tiêm filler môi kiêng gì nữa? Một số thói quen sinh hoạt và hoạt động thường cần cũng cần nên hạn chế và tránh làm như:

  • 1 ngày đầu sau tiêm không nên nói chuyện nhiều hay hát karaoke, không lấy tay chạm trực tiếp lên môi;
  • Tránh xông hơi mặt để môi không phải tiếp xúc gần với hơi nóng gây tan filler;
  • 24h – 48h sau tiêm filler, bạn không nên thoa son dưỡng và son màu cũng như tránh để môi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng và khói bụi. Đồng thời tránh tập thể dục, chơi thể thao cường độ mạnh, vì huyết áp cùng nhịp tim tăng nhanh trong quá trình vận động sẽ khiến các tổn thương lâu hồi phục hơn;
  • 1 tuần đầu sau tiêm không nên làm các hành động như cắn môi, liếm môi, lấy tay cạy da môi vì có thể nhiễm trùng vết thương hay mất định hình dáng môi;
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm nếu không có đơn thuốc từ bác sĩ, vì có thể gây loãng máu;

Những lưu ý trong quá trình chăm sóc môi sau tiêm filler

Ngoài quan tâm đến câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì, bạn cũng phải chú ý thêm một số vấn đề về cách chăm sóc da môi bên dưới đây.

Các nhóm đồ ăn, thức uống nên bổ sung sau tiêm filler

Ngay sau khi tiêm filler môi, bạn cần để ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giúp cơ thể mau hồi phục hơn;
  • Ăn thêm nhiều loại trái cây và rau củ quả có chứa kẽm và các vitamin như A, E, C, D…
  • 24h đầu sau tiêm filler, bạn nên chọn ăn các món mềm, dạng lỏng hoặc đã được ninh nhừ, xay nhuyễn và phải để nguội hoàn toàn như cháo, súp, canh…

Cách chăm sóc da môi ngay khi tiêm filler xong

  • Khi về nhà sau tiêm filler, bạn có thể dùng một túi chườm lạnh hoặc túi vải bọc đá để chườm nhẹ lên môi giúp giảm sưng và đau;
  • Nếu trên môi có hiện tượng bị vón cục hoặc sưng đau diễn tiến nặng và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay;
  • Khi ra ngoài trời, bạn nên dùng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải mềm che chắn cẩn thận cho đôi môi không phải tiếp xúc trực tiếp dưới nắng, khói bụi… ;
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh môi.

Tóm lại, việc biết được sau khi tiêm filler môi kiêng gì sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình đẩy nhanh tiến độ hồi phục của bạn. Hơn thế nữa, phương pháp chăm sóc khoa học và kiêng cữ đúng cách còn hỗ trợ rất lớn để ổn định chất làm đầy tồn tại lâu hơn bên dưới da, từ duy trì tối đa hiệu lực của kết quả làm đẹp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *