VIÊM NANG LÔNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm nang lông là sự xâm nhập của các tế bào viêm vào thành và trong nang lông, tạo thành ổ mủ ở nang lông. Loại tế bào viêm xâm nhập vào nang lông tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nang lông là cạo râu, tình trạng suy giảm miễn dịch, các bệnh da có từ trước, sau sử dụng một số kháng sinh kéo dài, quần áo chật, bí, tiếp xúc môi trường ẩm, đái tháo đường, béo phì, sử dụng thuốc ức chế receptor tăng trưởng biểu bì…

Xem thêm: BỊ THỦY ĐẬU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nội dung :


1. Viêm nang lông có những loại nào?

Viêm nang lông gồm nhiều loại, bệnh được phân chia theo độ nông sâu và theo nguyên nhân gây bệnh.

Phân chia theo nguyên nhân gồm 2 loại:

  • Viêm nang lông do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng)
  • Viêm nang lông không nhiễm trùng:
    • Viêm nang lông đã biết nguyên nhân: Viêm nang lông do thuốc, do thiếu chất, do ánh sáng….
    • Viêm nang lông nguyên nhân chưa chắc chắn: Trứng cá, trứng cá sẹo lồi, trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng, ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh, …

Phân chia theo độ sâu của viêm nang lông gồm 2 loại:

  • Viêm nang lông nông: Là tình trạng viêm chỉ giới hạn ở phần phễu của nang lông. Bệnh khởi phát cấp hoặc mạn tính với tác nhân chính gây bệnh là do tụ cầu vàng (S.aureus), vi khuẩn Gram âm, nấm men, nấm sợi,…
  • Viêm nang lông sâu: Là tình trạng viêm ở phần sâu của nang lông và phần trung bì quanh nang lông. Viêm nang lông sâu có thể xuất phát từ thương tổn mạn tính của viêm nang lông nông.

2. Biểu hiện bệnh viêm nang lông là gì?

Biểu hiện lâm sàng theo vùng da bị viêm nang lông có thể gợi ý nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm nang lông ở vùng mặt: Thường do tụ cầu vàng, trứng cá bội nhiễm vi khuẩn Gram âm hoặc viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm đơn thuần, u mềm lây….
  • Vùng râu: Do tụ cầu khuẩn vàng gây viêm chân tóc, lông (Sycosis), đôi khi còn nhiễm đồng thời các vi khuẩn Gram âm. Bệnh thường dai dẳng, khó chữa và tái đi tái lại nhiều lần. Các chân lông bị viêm có mụn đỏ, khi mụn vỡ có thể thấy các vết chợt và đóng vảy tiết. Các mụn này có thể nằm rải rác hoặc thành từng đám. Sycosis sau khi khỏi không để lại sẹo nhưng có thể để lại vết thâm tồn tại trong một thời gian. Sycosis có thể nặng hơn khi nhiễm khuẩn lan sâu vào nang lông gây áp xe hoặc nhọt. Trường hợp áp xe, tổn thương nang lông tuyến bã có thể gây sẹo sau khi khỏi. Một số vùng hay bị Sycosis như vùng râu, nách, chân tóc vùng gáy, tóc mai, lông mu. Vùng cũng có thể bị nhiễm nấm sợi, nhiễm virus Herpes, u mềm lây và nhiễm Demodex gây thương tổn giống trứng cá đỏ.
  • Vùng da đầu: Viêm nang lông do tụ cầu và nấm sợi.

  • Vùng gáy: Do tụ cầu và nấm sợi.
  • Vùng chân: Do nhiễm khuẩn, thường gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân.
  • Vùng thân mình: Tụ cầu gây viêm nang lông ở các nếp gấp như nách.

Hết sức lưu ý: Viêm nang lông có thể dai dẳng và hay tái phát nhiều đợt, đặc biệt khi sống trong môi trường nóng, ô nhiễm. Đặc biệt, bất cứ ai cũng có thể bị viêm nang lông, bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Gây nhiễm trùng tái phát hoặc lan rộng
  • Gây bệnh nhọt dưới da
  • Gây tổn thương da vĩnh viễn (sẹo hoặc đốm đen)
  • Gây phá hủy nang lông và rụng tóc vĩnh viễn.

Việc điều trị viêm nang lông phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân trong gia đình bị viêm nang lông, vui lòng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *