BỆNH Á SỪNG: NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Bệnh á sừng là một trong những bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa đông. Bệnh diễn biến dai dẳng, hay tái phát. Những thông tin sau đây sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí bệnh á sừng.


Bệnh á sừng là một trong những bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa đông.

Nội dung :

Nguyên nhân của bệnh á sừng

Bệnh á sừng được cho có nguyên nhân từ yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng.

Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn như hóa chất tẩy rửa, khói thuốc…

Bệnh á sừng gặp ở mọi độ tuổi và đối tượng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, những người có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất…

Triệu chứng bệnh á sừng

Da ở đầu ngón tay, ngón chân, gót chân dày sừng, nền da khô, xuất hiện các dát đỏ.

Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa, nổi mụn như tổ đỉa, bệnh để lâu các móng lỗ chỗ, xù xì.

Mùa đông, da nứt nẻ, rớm máu, rất đau đớn và khó chịu ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt.

Bệnh có triệu chứng càng nặng khi tiếp xúc với bột giặt, hóa chất tẩy rửa.

Cách xử trí bệnh á sừng thế nào?

Đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị

Ngay khi có những triệu chứng của bệnh, cần đến bệnh viện để thăm khám, điều trị. Tùy từng trường hợp, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống thích hợp. Nếu thiếu vitamin thì cần thiết phải bổ sung, thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Chăm sóc tổn thương của bệnh á sừng cẩn thận

Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da tổn thương quá mạnh bằng đá kỳ. Điều này khiến quá trình bong da sau đó phát triển mạnh mẽ hơn.

Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng dầu. Nếu cần thiết phải tiếp xúc cần đeo găng tay bảo vệ cẩn thận.

Vào mùa đông, cần sử dụng kem dưỡng ẩm để da đỡ thô ráp, nứt nẻ. Nên đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ gây nứt nẻ.

Cần sử dụng kem dưỡng ẩm để da đỡ thô ráp, nứt nẻ.

Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ, không gãi ngứa dễ gây nhiễm trùng.

Tránh những thức ăn dễ dị ứng như tôm, cua…

Nên tăng cường ăn rau quả, trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin E, C, như cà chua, giá đỗ, bí đỏ, cà rốt, rau ngót…

(Theo Benhdalieu.vn)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *