Mụn cóc là gì tồn tại bao lâu và các loại mụn cơm thường gặp
Mụn cóc là gì? Tại sao chúng lại xuất hiện trên da gây mất thẩm mỹ và có thể chữa khỏi không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thông tin dưới đây để có được lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc trên nhé!
Mụn cóc là gì?
Theo các chuyên gia, mụn cóc (hay còn gọi là mụn cơm) là hiện tượng bệnh lý hình thành do virus HPV. Chúng lợi dụng thời điểm da có vết thương hở mà xâm nhập và tạo ra những nốt mụn hoặc khối sần sùi trông giống như da của con cóc.
Mụn cóc thường có màu gần giống với màu da, một số ít có màu đậm hơn, chúng cũng có thể mọc thành từng mảng hoặc chỉ một nốt mụn đơn lẻ. Không chỉ vậy, mụn cóc còn có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, từ người già cho đến trẻ nhỏ và xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như mặt, tay, chân,…
Phải khẳng định rằng mụn cóc không phải nhóm bệnh da liễu nghiêm trọng hay ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, loại mụn này lại xuất hiện sần sùi trên da khiến chúng ta trở nên tự ti, tác động lớn đến vấn đề thẩm mỹ và khiến bạn bị khó chịu. Chính vì vậy, cần nhanh chóng có những can thiệp sớm nhằm chấm dứt hậu quả mà chúng đem lại.
Các loại mụn cóc (mụn cơm) thường gặp
Theo ASM – Hiệp hội Vi sinh Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu, họ thấy rằng có đến hơn 200 loại virus HPV tồn tại trên cơ thể người, chúng ký sinh tại những nơi có độ ẩm cao như âm đạo, âm hộ, dương vật,…chơ cơ hội sẽ phát tán và hình thành mụn. Có hai dạng mụn cóc chính là:
Mụn cơm thường
Đây được xem là dạng mụn có độ lành tính cao nhất, chúng thường hình thành bởi chủng Papovavirrus. Chủng này đặc điểm là sống tạo vùng thượng bì, đảm bảo cấu trúc của da do không tấn công hay xâm nhập sâu vào bên trong biểu bì.
Dạng mụn cóc thường sẽ có hình tròn với đường kính trung bình dao động từ 0,5 đến 1cm. Chúng có thể mọc thành từng mảng mụn lớn hoặc đôi lúc chỉ tồn tại một mình. Tìm thấy mụn cơm thường chủ yếu tại cánh tay, ngón tay, lòng bàn tay,…
Với loại này, đối tượng thường tìm thấy nhiều nhất là người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc những trường hợp bị nóng trong người, bệnh nhân tăng huyết áp.
Mụn cóc dạng phẳng
Chủ yếu xuất hiện tại mặt, bàn tay, cổ, đầu gối, cổ tay,… Dạng mụn này thường là các nốt mụn nhẵn, có đỉnh khá bằng phẳng và màu sắc chủ yếu là nâu hoặc vàng. Bên cạnh đó, mụn cóc dạng phẳng sẽ có kích thước rất nhỏ, chúng khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó chỉ là dị ứng hay rôm sảy. Các chuyên gia da liễu cho rằng, mụn chủ yếu là các chủng 03, 10, 28, 49 của virus HPV gây nên nhưng chúng lại có độ an toàn khá cao.
Mụn cơm phẳng hay mọc tập trung tại vùng lưng, cổ tay đầu gối, bàn tay, cổ và mặt. Đặc biệt, xung quanh các vết thương hở là môi trường ưa thích của chúng. Vì vậy mà việc tiếp xúc, động chạm da thịt sẽ có thể làm tăng nguy cơ bị mụn cơm.
Mụn cơm dạng sợi
Đặc điểm nhận biết của dạng mụn này là chúng hình dáng giống sợi, mảnh dài, tìm thấy nhiều tại vùng môi, mí mắt, mặt. Ngoài ra, do tìm thấy chủ yếu ở mặt nên chúng còn được gọi với tên mụn cóc mặt.
Giống các dạng khác, mụn cơm dạng sợi dường như cũng không ảnh hưởng quá nhiều hay nguy hại đến sức khoẻ. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Ngoài ra, thực tế còn cho thấy những người có cấu tạo da nhạy cảm, da dầu thường dễ bị mụn cơm hơn những bạn có cấu trúc da khô. Bởi việc tích tụ bã nhờn, chất bẩn cùng lượng dầu, mồ hôi tiết quá nhiều sẽ tạo ra một môi trường vô cùng lý tưởng cho sự sinh sôi và nảy nở nhanh chóng của virus HPV.
Có đến 90% là mụn cóc sợi không gây biến chứng, tuy nhiên nếu có tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời hoặc làm sạch đúng cách thì rất dễ sinh chảy máu, đau nhức hoặc thậm chí là mủ viêm.
Mụn cơm quanh móng tay
Dạng này thường chỉ tìm thấy ở xung quanh móng chân hay móng tay, một vài trường hợp mọc tại lòng bàn chân. Triệu chứng nhận biết điển hình của chúng là tình trạng móng chân, tay bị vàng đục, bàn chân, bàn tay trở nên sưng phồng, trông gần như là hoại tử. Điều này xảy ra là do mụn đã phá huỷ đi lớp biểu bì bảo vệ móng, gây thương tổn niêm mạc.
Mụn cóc quanh móng tay, chân xuất hiện đa số là do thói quen cắn móng tay hoặc việc thường xuyên đi các loại giày quá kín, không thoát khí, người phải tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên,… Gần như là một dạng viêm da do cơ địa nhưng mụn cơm móng tay lại gây nên những biến chứng nghiêm trọng như thối móng, biến dạng móng hay thậm chí là móng bị rụng hoàn toàn khỏi tay, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp bị mụn cóc quanh móng lâu ngày không điều trị đã làm cho vi khuẩn ăn sâu vào tận tầng hạ bì, đang trong quá trình thối rữa cũng như ảnh hưởng dây thần kinh.
Mụn cóc sinh dục
Đây là dạng mụn xuất hiện tại cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, các nốt nhỏ có kích thước trung bình từ 1-2mm nổi lên nhiều, nhìn trông giống mào gà. Đặc biệt, khi bệnh ở giai đoạn nặng, các nốt mụn sẽ trở nên sưng đỏ, sần sùi và lan khắp khu vực quanh cơ quan sinh dục hoặc thậm chí có thể lên đến mang tai, tay và cằm.
Mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà chủ yếu do chủng HPV 6, 11 gây nên. Chúng được xếp vào danh sách những bệnh lý có thể lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, để phòng ngừa, an toàn cho bản thân thì bạn nên nghĩ đến vấn đề sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ lây nhiễm, gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn nên biết thêm rằng sùi mào gà có thời ủ bệnh lên đến 8 tháng, thời gian này chúng không có dấu hiệu nhận biết cụ thể, sau đó chúng mới bùng phát. Khi này, bạn thường dần cảm thấy rất khó chịu, vùng dưới bị nhức, sưng to, và sau đó là sự nối tiếp nhau của các nốt mụn cóc khiến cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm nặng hơn. Vấn đề sùi mào gà không được can thiệp kịp thời rất có thể sẽ là tiền đề của một số bệnh sinh lý dạng cấp tính, lở loét cơ quan sinh dục.
Mụn cơm dạng khảm
Khác với những loại mụn cóc ở trên, mụn cóc dạng thảm thường dễ nhầm tưởng là vết chai chân vì chúng hay xuất hiện thành từng mảng ở dưới lòng bàn chân. Bệnh sau khi bùng phát sẽ gây nên tình trạng đau nhói ở chân, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, nhìn thấy nhiều chấm đen trên mụn. Ngoài ra, phần gốc của mụn cơm khảm còn ăn khá sâu vào trong da, chỉ hoàn toàn được loại bỏ khi bạn điều trị tại viện.
Để hạn chế tình trạng này, hãy lựa chọn những loại dép có độ mềm mại nhất định, hạn chế đi lại quá nhiều để tránh hiện tượng bàn chân bị ma sát. Ngoài ra, cần lưu ý chăm sóc da bằng dung dịch chứa ít acid hoặc sữa tắm.
Mụn cóc Plantar
Mụn cóc Plantar chính là các khối u nhỏ màu trắng đục tại vị trí thường chịu nhiều áp lực trong quá trình di chuyển như gan bàn chân hoặc gót chân. Virus HPV tồn tại trong nước bẩn nhân cơ hội thâm nhập vào da qua các vết thương hở rồi dần phát triển thành mụn cóc.
Plantar không có khả năng lây nhiễm nhưng chúng lại là nguyên nhân gây nên những cơn đau buốt, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động của người bệnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng hầu như ai trong chúng ta cũng đều có một lần bị mụn cóc Plantar ở trong đời. Chỉ cần vệ sinh và dùng thuốc đúng cách là mụn sẽ tiêu biến.
Mụn cơm tồn tại bao lâu? Có bám vĩnh viễn không
Hiện chưa có bất kỳ số liệu thống kê hay nghiên cứu nào về thời gian tồn tại của mụn cơm. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành hai dạng chính dưới đây để dễ phân biệt:
- Mụn cóc tự biến mất: Chúng đơn giản chỉ là hiện tượng “quấy rối” của các chủng virus HPV. Thời gian này, cơ thể của bạn bắt đầu tự sản xuất ra kháng nguyên để chống lại làm chúng tự nhiên biến mất.
- Mụn cóc vĩnh viễn: Trái ngược với những trường hợp trên, loại mụn này gần như tồn tại vĩnh viễn ở trên da, chúng bám ngày càng chặt vào biểu bì và tạo thành đặc điểm không thể chữa khỏi.
Cách điều trị mụn cóc như thế nào
Dùng thuốc tân dược
Bạn có thể tham khảo các dòng thuốc có chứa Acid Salicylic, đặc trị mụn cóc. Sản phẩm có khả năng phá huỷ các mô thừa và trả lại một làn da mịn màng như ban đầu. Lưu ý, có hai dạng chính là acid salicylic dạng miếng và dung dịch tuy nhiên bạn cần có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ mới có thể mua được sản phẩm này.
Phẫu thuật can thiệp
Phẫu thuật lạnh là phương pháp mới giúp loại bỏ mụn cóc dựa trên nguyên lý hoạt động của khí nitơ. Nitrogen hoá lỏng sẽ có khả năng đóng băng và quét sạch tế bào mô cơ mà vẫn hạn chế can thiệp xâm lấn mà không hề để lại sẹo. Tuy nhiên, việc sử dụng nitơ có thể gây cảm giác đau và hiện tượng phồng rộp khó chịu, nên thường không áp dụng trong điều trị mụn cóc trên diện rộng.
Đánh bay mụn cóc bằng tia Laser
Giải pháp dùng tia laser được cho là hiệu quả và an toàn hơn cả. Ưu điểm của chúng là vừa đánh bay mụn cóc, ngăn ngừa tái phát trở lại, vừa tránh để lại các vết sẹo to, mất thẩm mỹ và không làm tổn thương cho tế bào biểu bì.
Lưu ý ngăn ngừa mụn cóc lây lan
Để ngăn ngừa sự lây lan không mong muốn của mụn cóc, trước tiên bạn cần thay đổi lối sống sinh hoạt, trở nên lành mạnh hơn cụ thể như:
- Tránh sử dụng tay dao, kim để bóp, nặn hay gãi chỗ mụn. Bởi tất cả những thao tác trên đều có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễu, tạo cơ hội cho virus lây lan.
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, hạn chế đồ bó sát, dễ bị cọ vào mụn.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung bàn chải, khăn mặt,…với người khác.
- Giữ da luôn được khô ráo, đặc biệt là những làn da đang có mụn như tay, chân, mặt,…
- Chủ động tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV nhằm bảo vệ tốt cho bản thân.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về mụn cóc mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi tham khảo thông tin từ bài viết, bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Để lại một bình luận