Mụn cóc trên mặt dấu hiệu nguyên nhân giải pháp mới 2022
Nổi cồm, sần sùi, khó chịu là những biểu hiện cho thấy rằng bạn có thể đang bị mụn cóc trên mặt. Dạng mụn này thông thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại rất mất thẩm mỹ và khiến cho chị em trở nên kém tự tin. Vậy làm thế nào để nắm rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa loại mụn trên? Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin bổ ích từ bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nổi mụn cóc trên mặt
Có thể nói, mụn cóc là bệnh lý da liễu không còn qua hiếm gặp. Theo một số nghiên cứu đánh giá cho thấy, có đến hơn 40% dân số trên toàn thế giới đã hoặc đang mắc phải tình trạng này. Dường như chúng chiếm tỷ lệ không kém gì so với những loại mụn khác.
Mụn cóc ở mặt có dấu hiệu nhận biết là sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, kích thước từ 2-3mm, một số nốt mụn có thể to đến 2-3cm nổi cộm ở trên da. Đặc biệt, loại mụn nàng có khả năng lây lan cao, chỉ cần 1-2 nốt nhỏ ở mắt, thời gian sau có thể lan ra quanh vùng mắt trông khá mất thẩm mỹ.
Thế nhưng, mụn cóc trên mặt thường bị nhiều người lầm tưởng là mụn thịt nên có tâm lý chủ quan. Chính vì vậy, bạn cần nhận biết chúng để có phương pháp khắc phục cụ thể.
Trước khi đi vào các đặc điểm nhận biết mụn cóc, chúng ta cần phân biệt chúng với các loại mụn khác như sau:
- Mụn cóc thường có vẻ sần sùi, tô ráp hơn
- Có hiện tượng hơi đau nhức khi ấn vào nốt mụn trong khi đa số các mụn khác sẽ không có triệu chứng này.
- Ngoài ra, các loại mụn thịt, mụn trứng cá thường có màu trắng vo gạo, nhiều trường hợp có thể bị sưng đỏ thành các bọc to. Mụn cóc (hay mụn cơm) ở mặt lại có màu nâu hoặc xám.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhận biết những dấu hiệu các nhau của các loại mụn cóc khác nhau với triệu chứng cụ thể như:
- Mụn cơm thông thường: Chúng mọc trồi lên da, có đầu thuôn tròn. Loại mụn này thường khá hiếm gặp và mọc chủ yếu tại vùng da quanh mắt, có màu nâu hơi nhạt. Nếu chúng ta không chú ý thì rất dễ bị nhầm với các loại nốt ruồi hay mụn thịt.
- Mụn cóc dạng phẳng: Chúng thường trông khá mịn màng và bằng phẳng, có màu hơi nâu nhạt. Mụn này thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hoặc lứa tuổi thanh niên đang trong giai đoạn dậy thì.
- Mụn cóc dạng nhú: Dạng này thường mọc và có xu hướng nhú lên trên da, cao từ 1-4mm, chụp cận cảnh có thể hình dung giống ngọn núi. Mụn thường gây tình trạng khá đau nhức, khó chịu ngay cả khi bạn không hề chạm hay tác động gì vào.
Nguyên nhân gây ra mụn cơm trên mặt
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn cóc trên mặt được chia thành 2 loại chính:
- Nguyên nhân trực tiếp: Nhiều người thường lầm tưởng rằng mụn cóc là do tiếp xúc với con cóc hay độc tố nào đó từ con cóc gây ra. Tuy nhiên, đó lại chỉ là lời đồn không căn cứ bởi mụn cóc hình thành do chủng virus HPV (Human Papillomavirus). Chúng tồn tại chủ yếu ở các môi trường độ ẩm cao như âm đạo, âm hộ, bao quy đầu, sau đó tận dụng các vết thương hở để xâm nhập vào da. Sau khoảng thời gian ủ bệnh nhất định, HPV sẽ kích thích quá trình tăng sinh các mô biểu bì, nhìn sần sùi như da con cóc.
- Nguyên nhân gián tiếp: Trường hợp bị mụn cóc còn có thể do thói quen sử dụng chung các đồ đạc cá nhân như bấm móng tay, khăn tắm, khăn mặt hoặc thường xuyên chạm vào da của người khác cũng khiến mụn cóc hình thành và lây lan.
Hướng dẫn cách trị mụn cóc ở mặt tại nhà
Đối với mụn cóc, dường như chúng không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên chủ quan, nên điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng về sau. Có nhiều phương pháp loại bỏ mụn cóc được đưa ra như dùng thuốc nam, thuốc tây y hay các nguyên liệu khác. Dưới đây là một vài mẹo trị mụn cóc từ dân gian mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn nhằm hỗ trợ tốt nhất việc điều trị mụn cóc trên mặt.
Hướng dẫn đánh bay mụn cóc vùng mắt bằng tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị thường thấy trong hầu hết các món ăn của người Việt mà đồng thời chúng còn là vị thuốc tự nhiên vô cùng tốt cho sức khoẻ và lựa chọn nguyên liệu này để chữa mụn cóc là rất đúng đắn.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong mỗi tép tỏi tươi đều chứa lượng lớn Allicin có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt các loại virus HPV. Ngoài ra, còn tìm thấy khá nhiều các vitamin nhóm B, kẽm, mangan, kali, sắc, canxi,… rất tốt cho sự khoẻ, hợp chất Sulfur (lưu huỳnh) giúp kháng viêm, sát khuẩn cực hiệu quả. Không chỉ vậy, ăn tỏi mỗi ngày còn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá, ổn định huyết áp, ngăn ngừa tình trạng động mạch bị xơ vữa.
Các tiến hành khá đơn giản, trước tiên bạn cần có 1-2 tép tỏi tươi đã lột hết vỏ ngoài. Cho vào cốt giã nát sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên vị trí bị mụn hoặc bọc qua một lớp khăn xô, gạc y tế để cố định sau đó ủ từ 5-6 tiếng. Bạn nên đắp vào thời gian trước lúc đi ngủ rồi để qua đêm để các hoạt chất có thời gian hấp thụ vào da. Kiên trì thực hiện biện pháp này 1-2 lần/ngày cho đến khi mụn cóc trên mặt biến mất hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn nhẹ nhàng hơn thì chỉ cần giã nát rồi lấy phần nước cốt tỏi rồi thoa 3-4 lớp lên vị trí bị mụn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên cho tỏi lên một số vùng da mỏng, nhạy cảm bởi sẽ gây hiện tượng bỏng rát. Hãy rửa thật kỹ bằng nước sạch khi bạn xuất hiện một trong số những hiện tượng khó chịu nhé.
Khắc phục mụn cóc trên mặt bằng nước cốt chanh
Như đã biết, chanh là một loại quả có nồng độ cao acid citric. Chúng không chỉ giúp làm dịu da, giảm sưng mụn và ức chế sự phát triển của virus.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị nước cốt chanh và hoà với nước lọc theo tỷ lệ 1:2. Sau khi vùng da bị mụn cóc đã được làm sạch và thấm khô nước, cho nước cốt vào bông trực tiếp đắp lên da mặt. Sau 2-3 giờ thư giãn, hãy rửa lại bằng nước sạch và kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tháng để mụn khỏi hẳn.
Công thức làm mặt nạ dứa giúp trị mụn cóc ở môi
Trong mỗi quả dứa gồm các dưỡng chất tốt cho việc đánh bay mụn cóc, mụn đầu đen như caroten, kcal, sắt, protein, vitamin C, B1, enzym,… Dân gian thường hay áp dụng phương pháp này nhằm bào mòn lớp sừng của mụn cóc để.
Cách thực hiện khá đơn giản, trước tiên cần gọt vỏ, rửa sạch, bỏ lõi và cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát lọc lấy nước cốt. Dùng tăm bông chấm nước dứa lên vị trí mụn cóc, đợi khô rồi thoa thêm 3-4 lần cho các tinh chất ngấm vào da. Sau 15-20 phút đi rửa lại bằng nước sạch, liên tục thực hiện trong vòng 1-2 tháng cho tới khi mụn biến mất.
Giải pháp trị dứt điểm mụn cơm ở mặt bằng đốt Laser
Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và ngày nay cũng có rất rất nhiều người quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ mà việc điều trị mụn cóc đã được bước sang một trang mới bằng công nghệ đốt Laser.
Phương pháp loại bỏ mụn này được các chuyên gia khuyên dùng bởi thời gian thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém chi phí mà lại hiệu quả và an toàn. Với bất kỳ loại mụn cóc nào trên mặt, mắt hay cằm,…đều được tia Laser khắc phục một cách triệt để. Điều này đồng thời còn giúp da trở nên mịn màng, bớt sần sùi hơn. Ngoài ra, biện pháp đốt mụn cóc còn không gây khó chịu, đau nhức, giúp da sáng mịn từ bên trong.
Để thực hiện cách đốt mụn trên được an toàn, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế có độ tin cậy, uy tín cao cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong ngành da liễu.
Ngăn ngừa mụn cóc trên mặt như thế nào?
Bên cạnh những biện pháp chữa mụn cóc trên mặt bằng các nguyên liệu từ tự nhiên, hay các bài thuốc đông, tây y, dù là nguyên nhân gián tiếp hay trực tiếp thì việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng cần được chú trọng. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ cho cơ thể, đặc biệt là tay luôn được sạch sẽ. Đồng thời, hạn chế nhất việc cho tay lên mặt vì chính hành động này sẽ trở thành nguyên nhân tiềm tàng của việc hình thành mụn cóc và mụn trứng cá.
- Ngoài công đoạn rửa mặt hay bước chăm sóc da khác, bạn cũng cần chú ý hạn chế dùng các loại kem có tính cồn, ăn mòn da và không nên cọ xát, dùng đồ cứng khi rửa mặt để tránh tổn thương biểu bì, da bị trầy xước. Bạn có thể bỏ các đồ trang sức như nhẫn, vòng cổ, vòng tay,…để giảm thiểu các tổn thương không mong muốn.
- Đối với những người đang bị mụn cóc, bạn nên tránh chạm hay sờ vào quá nhiều. Hoặc bạn cần nhanh chóng rửa sạch tay bằng xà phòng và các loại dung dịch sát khuẩn nếu bị lỡ chạm vào.
- Tránh dùng chung các loại đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm, bấm móng tay,…
- Nếu trên da, đặc biệt là da mặt xuất hiện các vết trầy xước hoặc vô tình tạo thành các vết thương hở sau khi cạo râu, lông mày, vết sau nặn mụn,… Hãy cẩn thận làm sạch và sử dụng các miếng dán hoặc băng chuyên dụng để cố định và bảo vệ vết thương.
- Hạn chế tiếp xúc với các môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng như vi khuẩn, virus, nấm mốc,…
- Khi phát hiện trên mặt có một vài nốt mụn cóc hoặc nghi ngờ bị mụn cóc. Hãy chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn.
- Đặc biệt lưu ý, bạn tuyệt đối không nên tự điều trị ở nhà nếu chưa biết chắc chắn tình trạng da mặt của mình, đặc biệt với những vùng da có độ nhạy cảm cao như da mắt.
- Chủ động phòng ngừa những căn nguyên gây mụn từ sâu bên trong bằng việc tiêm phòng vaccine ngừa HPV. Bởi chủng virus trên không những gây nên tình trạng mụn cóc mà còn là bệnh sinh của ung thư cổ tử cung, nguy hiểm đến sức khoẻ.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về hiện tượng bị mụn cóc trên mặt mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng thông tin sẽ giúp ích cho bạn trên con đường tìm lại vẻ tự tin vốn có. Chúc bạn luôn hạnh phúc và tươi trẻ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Trả lời