Hướng dẫn tự nặn mụn đúng cách và chăm sóc da an toàn tại nhà

Nặn mụn hay không nặn mụn vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi của nhiều bác sĩ da liễu. Tuy nhiên với những chuyên gia ở phe trung lập, họ cho rằng mụn sẽ có hai loại, gồm loại nặn được và không nặn được. Trong loại được phép nặn còn có loại tự nặn được ở nhà và loại mụn phải có sự can thiệp của các biện pháp y khoa.

Nội dung :

Tự nặn mụn phải đảm bảo được các yếu tố nào?

Thực tế, nếu xác định đúng loại mụn nào được nặn, bạn có thể giúp loại bỏ hoàn toàn nhân mụn bên trong, giúp lỗ chân lông thông thoáng và da mau chóng bình phục. Thế nhưng bạn cũng nên nhớ, nặn mụn là quá trình tác động vật lý lên bề mặt da nên ít nhiều gì làn da của bạn cũng sẽ bị tổn thương.

Nặn mụn đúng cách có thể giúp làn da bạn nhanh chóng hồi phục

Nặn mụn đúng cách có thể giúp làn da bạn nhanh chóng hồi phục

Nếu không biết cách chăm sóc hợp lý, làn da của bạn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, lây lan mụn rộng ra xung quanh hoặc tạo nên nhiều vết thâm mụn và sẹo nặng tồn tại rất lâu trên da. Do đó, để đảm bảo an toàn cho làn da khi lấy mụn, bạn phải lưu ý 3 yếu tố sau.

Xác định đúng loại mụn

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn biết được mình có nên tự nặn mụn tại nhà hay không. Vì đâu phải loại mụn nào cũng có thể tự nặn. Ví dụ như những loại mụn đầu đinh, mụn ẩn sưng viêm không có cồi… nếu tự nặn sẽ khiến da bị thương tổn nặng và làm lây mụn ra nhiều vùng da khác.

Phương thức nặn mụn

Nếu tự nặn mụn, tốt nhất bạn nên tham khảo kỹ các hướng dẫn từ bác sĩ da liễu. Đừng cho rằng lấy nhân mụn đơn giản là chỉ đè ép để lấy nhân, vì nếu dùng lực quá mạnh có thể dẫn đến xước và nhiễm trùng da khiến mụn bùng phát dữ dội. Chưa kể một số loại mụn có nhân nằm sâu bên trong biểu bì, việc tự nặn bằng tay sẽ không thể loại bỏ hết gốc mụn hay dịch mủ mà phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị chuyên dụng.

Vệ sinh trước và sau khi nặn mụn

Trước khi nặn, bạn nên làm sạch đôi tay của bạn, kế tiếp là rửa mặt thật sạch rồi mới tiến hành nặn mụn. Sau khi làm xong, bạn cũng nên vệ sinh lại da cẩn thận để tránh nhiễm khuẩn khiến mụn dễ có cơ hội quay trở lại.

Các loại mụn không nên tự ý nặn ở nhà

Đừng để sự thiếu hiểu biết làm hại làn da của bản thân! Trước khi nặn, bạn nên kiểm tra lại các nốt mụn có đang thuộc một trong các trường hợp dưới đây hay không.

Xác định mụn và sợi bã nhờn

Nhiều người có làn da dầu thường lầm tưởng các chấm trắng li ti dưới cằm, trên đầu mũi hoặc hai bên cánh mũi là mụn. Tuy nhiên thực chất, chúng chỉ là các sợi bã nhờn tích tụ do dầu thừa trên da để lại và đây hoàn toàn là cơ chế phát sinh bình thường của da.

Sợi bã nhờn dưới da

Sợi bã nhờn dưới da

Cho nên, bạn không nên dùng tay cào hay nặn như mụn, vì có thể làm hư hỏng cấu trúc da, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây mụn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng các dòng sữa rửa mặt dành cho da dầu kết hợp với đắp mặt nạ bùn 2 tuần/lần hay thoa serum BHA để tẩy tế bào chết, làm giảm dần sợi bã nhờn trên da.

Nốt mụn trứng cá có mủ, sưng viêm

Đối với các nốt mụn đang mưng mủ, sưng đỏ gây đau nhức, bạn không nên thực hiện nặn mụn. Vì điều này sẽ khiến ổ mụn bị nhiễm khuẩn nặng dẫn đến lây lan ra diện rộng, đồng thời còn gây cho bạn thêm nhiều đau đớn.

Cách hữu hiệu nhất để xử lý các nốt mụn này là giữ da sạch sẽ, dùng kem bôi đặc trị tiêu sưng và không đưa tay sờ vào nốt mụn. Sau một thời gian, nếu nốt mụn vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến các trung tâm, bệnh viện da liễu gần nhất để thăm khám và điều trị.

Mụn đinh râu

Mụn đinh râu còn có tên gọi khác là mụn đầu đinh. Một loại mụn trên đầu có ngòi mủ, mọc thành khối lớn, sưng to gây đau nhức cho khổ chủ. Nguyên nhân mụn xuất hiện thường do nhiễm trùng, đối tượng bị mụn đa phần là người già, trẻ nhỏ, em bé sơ sinh.

Tuyệt đối không nặn mụn đầu đinh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu

Tuyệt đối không nặn mụn đầu đinh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu

Mụn này rất dễ thấy ở các vùng quanh căm, miệng và dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Tuy nhiên đừng nên động chạm hay cố tình nặn bỏ nó vì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng máu.

Mụn cóc, mụn thịt

Đây là những loại mụn lành tính, thường là các gốc thịt mọc nổi ở trên da. Để loại bỏ chúng, bạn phải đến các phòng khám da liễu hoặc viện thẩm mỹ, spa để tiến hành đốt hoặc trị liệu bằng laser mới có thể làm mụn biến mất. Việc tự nặn các loại mụn này là vô ích và có thể gây trầy xước tổn thương da.

Mụn ác tính

Mụn ác tính là những loại mụn sưng to như nhọt bất ngờ xuất hiện trên mặt hay cơ thể bạn. Đi kèm với chúng là các triệu chứng sốt, mệt thì bạn không được tự ý nặn bỏ mà nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.

Mụn nằm ở các vị trí nguy hiểm

Những nốt mụn mọc ở các vị trí quanh cằm, mắt, miệng, thái dương, lông mày… thường gần với nhiều dây thần kinh nên cần tránh việc tự ý nặn bỏ chúng. Vì nếu nặn sai cách, bạn rất có thể bị lệch méo miệng, co giật hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Những loại mụn có thể tự nặn được tại nhà

Dưới đây là những loại mụn bạn có thể yên tâm khi tự nặn tại nhà và không gây quá nhiều đau đớn cho bản thân. Chúng được chia thành 4 nhóm nhỏ như sau.

Những nốt mụn già, thấy được nhân cồi

Các nốt mụn đã chín cồi, phần nhân mụn khô nhú hẳn một phần lên bề mặt da thường rất dễ nặn và không làm chúng ta bị đau đớn. Hơn nữa, việc lấy sớm những dạng mụn có cồi giá này còn giúp làn da mau lành lặn và tránh lây lan vi khuẩn ra các vùng da xung quanh.

Các nốt mụn đã chín cồi có thể tự nặn được tại nhà

Các nốt mụn đã chín cồi có thể tự nặn được tại nhà

Các nốt mụn nhỏ nằm đơn lẻ

Để an toàn cho làn da khi tự nặn mụn, bạn nên lựa chọn lấy nhân các loại mụn nhỏ, nằm riêng lẻ và không bị sưng viêm hay gây đau nhức trên da. Vì các nốt mụn lớn nằm tập trung với nhau khi nặn thường rất dễ làm tổn thương lớn đến da và làm lây lan ổ mụn rộng hơn.

Mụn đầu đen hoặc đầu trắng

Những dạng mụn này thường có kích thưởng nhỏ với phần nhân mụn đen hoặc trắng khô nên rất dễ nặn. Đồng thời, việc lấy nhân mụn cũng sẽ không gây ra tổn thương hay dễ bị nhiễm khuẩn trên da.

Mụn đầu đen thường hay xuất hiện trên đầu và cánh mũi

Mụn đầu đen thường hay xuất hiện trên đầu và cánh mũi

Nốt mụn nằm ở các vị trí an toàn

Đó là những nốt mụn đơn lẻ, mụn có cồi đã chín không sưng viêm nằm tại các vị trí ở trán, má, mông, lưng… Các nốt mụn này sẽ dễ dàng loại bỏ nhân và làm sạch an toàn hơn cho bạn khi tự nặn tại nhà.

Hướng dẫn thực hiện nặn mụn đúng cách tại nhà

Trước khi nặn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như bao tay loại mỏng dùng một lần, bông tăm, bông y tế, cây lấy nhân mụn, nhíp… Đối với quá trình thực hiện lấy nhân mụn, bạn cần nắm bắt chắc chắn các bước tiến hành dưới đây:

  • Sử dụng nước muối pha loãng hay cồn để làm sạch, khử khuẩn cho dụng cụ cạy mụn;
  • Rửa tay thật sạch và lau khô. Tiếp đến vệ sinh da mặt sạch sẽ để tiến hành lấy nhân mụn;
  • Để tay khô rồi mang găng tay vào;
  • Lấy hai ngón trỏ ấn thật nhẹ vào vùng có nốt mụn và giữ yên đến khi thấy nhân mụn trồi lên;
  • Sử dụng nhíp hoặc đầu tròn cây lấy mụn kéo nhân mụn ra. Nếu vẫn chưa thấy hết gốc mụn thì tiếp tục dùng tay ấn giữ để nhân nổi lên;
  • Nếu bạn thấy có mủ và dịch vàng tiết ra, hãy dùng bông y tế tẩm cồn sát khuẩn rồi lâu lên vùng da mụn. Tiếp tục lau và nặn cho đến khi lấy hết nhân;
  • Nặn mụn xong, bạn nên để da nghỉ khoảng 10 phút rồi dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý rửa sạch mặt rồi lau khô bằng khăn mềm;
  • Lấy thuốc bôi đặc trị hoặc kem làm dịu da để làm vết thương không bị nhiễm khuẩn và mau lành.

Chăm sóc da sau lấy nhân mụn

Sau lấy mụn xong trong khoảng một vài ngày đầu, bạn cần chú ý chăm sóc da thật tối giản và lưu ý thêm một số điều dưới sau.

Không tiếp xúc trực tiếp dưới nắng

Da sau nặn mụn rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu có thể bạn cần hạn chế tối đa việc đi ra ngoài trời nắng. Nếu có hay che chắn mặt và cơ thể thật cẩn thận hoặc dùng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm trước khi ra đường từ 15 – 20 phút.

Tránh nắng sau nặn mụn sẽ giúp bạn hạn chế tối đa mọi thương tổn cho da

Tránh nắng sau nặn mụn sẽ giúp bạn hạn chế tối đa mọi thương tổn cho da

Sử dụng sản phẩm bôi thoa phục hồi da

Bạn nên dùng các sản phẩm có tác dụng phục hồi và làm dịu lại làn da như panthenol (vitamin B5), HA… Đặc biệt, nếu muốn bôi mỹ phẩm đặc trị thì nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia da liễu.

Không dùng tay chạm vào da vừa nặn mụn xong

Sau khi lấy nhân mụn, da đang trở nên rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không đưa tay lên xờ hay chạm vào các vùng da sau nặn mụn. Việc này sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm khuẩn và bùng phát mụn trở lại rất cao.

Đôi tay bạn có thể làm làn da sau nặn mụn dễ bị nhiễm khuẩn

Đôi tay bạn có thể làm làn da sau nặn mụn dễ bị nhiễm khuẩn

Dùng các sản phẩm làm sạch nhẹ dịu

Khi vừa nặn mụn xong, da rất dễ bị kích ứng và đau rát khi bạn sử dụng các loại gel hay sữa rửa mặt có hoạt chất tẩy rửa mạnh. Để làm sạch, bạn tạm thời nên dùng nước muối pha loãng hoặc các loại sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm để loại bỏ bụi bẩn trên da.

Tránh trang điểm

Các loại phấn hay kem trang điểm rất dễ làm nhiễm khuẩn hay gây bít tắc cho các vùng da mới vừa nặn mụn xong. Bạn nên đợi đến khi làn da đã lành lặn và bớt mụn thì hãy trang điểm lại.

Có thể nói, việc xác định đúng loại mụn và tiến hành nặn mụn đúng phương pháp sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi làn da tốt hơn. Hơn nữa, bạn nên ghi nhớ giải pháp hợp lý để lấy nhân mụn an toàn chính là chỉ nên chọn nặn các loại mụn nằm ở vị trí an toàn trên cơ thể, mụn có kích thước nhỏ, mụn có cồi hay mụn mọc riêng lẻ, không gây sưng đau…

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *