CÁCH PHÂN BIỆT SẸO LỒI VÀ SẸO PHÌ ĐẠI

Nhiều người thường nhầm lẫn sẹo lồi là sẹo phì đại, nhưng trên thực tế đây là 2 loại sẹo khác nhau. Để phân biệt sẹo lồi và sẹo phì đại cần dựa vào những yếu tố đặc trưng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 loại sẹo này.

Xem thêm: CÁCH PHÂN BIỆT DA NÁM VÀ TÀN NHANG

Điểm giống nhau giữa sẹo lồi và sẹo phì đại

Sẹo lồi (Tên tiếng anh là keloid scar) và sẹo phì đại (Tên tiếng anh là hypertrophic scar) đều là những loại sẹo được hình thành do sự sản sinh quá mức và tích tụ nhiều collagen trong quá trình lành vết thương.

Hai loại sẹo này đều xuất hiện sau khi bị rách da, do xăm, bị bỏng, phẫu thuật…hoặc do côn trùng cắn, nhiễm trùng da, mụn trứng cá…

3 điểm nổi bật giúp phân biệt sẹo lồi và sẹo phì đại.

 

Điểm khác biệt Sẹo lồi Sẹo phì đại
Thời gian xuất hiện

Thường xuất hiện sau 6 tháng kể từ khi bị thương

Thường xuất hiện trong vòng 6 tháng khi bị thương
Mức độ tiến triển Phát triển vượt ra ngoài ranh giới vết thương ban đầu Chỉ phát triển giới hạn trong vết thương ban đầu
Khả năng thoái triển Không tự thoái triển Tự thoái triển dần theo thời gian.

Hình ảnh phân biệt sẹo lồi và sẹo phì đại

Các phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Để đạt hiệu quả điều trị sẹo tốt nhất, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đánh giá đúng tình trạng của sẹo, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Trong số các phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại hiện nay, những phương pháp điều trị được giới chuyên môn đánh giá cao nhất gồm:

  • Điều trị sẹo lồi/sẹo phì đại bằng Laser không xâm nhập: PDL (585nm hoặc 595nm)
  • Tiêm corticoid steroids nội tổn thương: Giúp làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan, ức chế tăng sinh nguyên bào sợi.
  • Laser xâm nhập: laser CO2, laser Er: YAG
  • Phẫu thuật lạnh: Sử dụng nitơ lỏng làm đông lạnh mạch máu, gây thiếu máu nuôi dưỡng tổ chức sẹo, từ đó làm chết tế bào tại vùng sẹo.
  • Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: tiêm botulinum toxin A, điều trị bằng áp lực (thường áp dụng ở vùng tai), xạ trị, miếng dán silicon và silicone gel, thuốc bôi…

Hy vọng rằng những thông tin cơ bản trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn phân biệt sẹo lồi và sẹo phì đại, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp, đúng cách. Lưu ý: Để việc điều trị sẹo đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán cụ thể. Đặc biệt, không nên tự ý điều trị sẹo tại nhà vì có thể gây nên những biến chứng khó lường.

Đánh giá bài viết :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *