Mụn cơm ( cóc) có lây không giải đáp từ các chuyên gia

Mụn cơm là một trong những loại mụn khá phổ biến, thường xuyên xuất hiện trên da mà không rõ nguyên do. Mụn cơm khiến nhiều người lo lắng bởi làm mất tính thẩm mỹ đồng thời khiến người bị mất tự tin vào cơ thể mình. Vậy mụn cơm có lây không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi đưa ra ngay trong bài viết này.

Mụn cơm có lây không?

Mụn cơm hay còn được gọi là mụn cóc thường xuất hiện trên da, tuy không quá phổ biến như mụn trứng cá nhưng thực tế thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này là 40%. Thông thường mụn sẽ xuất hiện ở nhiều vùng da ở trên khắp cơ thể chứ không phải ở vùng da cố định nào như mụn trứng cá. Mụn cơm có hình dáng xấu xí và hơi sần sùi nên mang đến cảm giác kém thẩm mỹ và khiến người bị tự ti.

Mụn cơm có lây không

Mụn cơm có lây không

Mụn cơm có lây không? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi bị mụn cóc bởi việc lây lan có thể khiến cơ thể bị sần sùi, không còn sự mịn màng, đặc biệt là ở chị em sẽ khiến chị em mặc cảm. Nguyên nhân chính gây ra mụn cóc là do virus HPV nên dạng mụn này sẽ có thể bị lây lan và lan rộng ra khắp cơ thể. Theo tư vấn của các y bác sĩ thì nếu sức đề kháng tốt thì khả năng lây lan mụn sẽ ít hơn so với cơ thể có sức đề kháng yếu.

Các loại mụn cơm thường gặp có thể kể đến là:

  • Mụn cóc thông thường: Loại này thì có bề mặt màu trắng và sần sùi như bông cải, thường xuất hiện tại tay hoặc có dạng màu đen hay là sẫm do tình trạng nhiễm trùng da. Khi đó, bạn cần thăm khám và điều trị ngay để không khiến tình trạng trầm trọng hơn.
  • Mụn cóc bàn chân: Biểu hiện của dạng mụn cóc này là sẽ có những màng cứng và dày ngay trong lòng bàn chân khiến người bị đau khi di chuyển. Thông thường, mụn sẽ mọc ngược vào trong da, nguyên nhân là do virus xâm nhập vào da khi da bị vết cắt, xước hoặc nút.
  • Mụn cóc hình chỉ: Có màu giống như màu da, mụn cóc này sẽ xuất hiện ở những khu vực như cổ, mũi, vai hoặc cằm. Nếu có sức đề kháng yếu bạn hoàn toàn có khả năng bị loại mụn cóc này.
  • Mụn cóc Mosaic: Đây là một loại mụn cóc dạng nhóm và có khả năng lan rộng nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Loại mụn cóc này xuất phát điểm là mụn cóc hình chỉ.
  • Mụn cóc phẳng: Có màu nâu nhạt hoặc là màu vàng, xuất hiện trên tay với cổ với số lượng nhiều. Mụn cóc này thường gặp ở trẻ em hoặc thanh niên khi bị tổn thương da rồi bị virus HPV xâm nhập.
  • Mụn cóc sinh dục: Tên gọi khác của loại mụn cóc này là sùi mào gà. Dạng mụn cóc này lây qua đường tình dục và có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng.

Mụn cóc lây qua đường nào? Ai dễ mắc phải nhất?

Mụn cơm sẽ lây nhiễm qua những con đường nào?

Mụn cơm là một trong những loại mụn khá phổ biến và xuất hiện ở 40% dân số. Chính bởi vậy mụn cóc hoàn toàn có thể lây nhiễm tuy nhiên chỉ thông qua một số con đường nhất định. Những con đường phổ biến có thể làm lây lan mụn cơm mà bạn nên lưu ý đó là:

  • Đường máu: Nếu không may tiếp nhận phải máu của người bị nhiễm virus HPV thì bạn sẽ có nguy cơ bị virus này xâm nhập từ đó gây nên tình trạng mụn cơm trên da.
  • Các vật dụng trung gian: Virus HPV có thể lưu trú trên nhiều bề mặt khác nhau nhất là khi mụn bị vỡ hoặc chảy dịch. Nếu không may tiếp xúc với những đồ đạc như đồ lót, quần áo, khăn mặt,… của người bị bệnh thì bạn hoàn toàn có khả năng bị lây bệnh.
  • Quá trình tiếp xúc ngoài da: Những hành động đơn giản như nắm, chạm tay, ôm,… đều có thể khiến bạn bị lây virus HPV – nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn cơm trên da. Thông thường sau 2-3 tháng tình trạng bệnh sẽ khởi phát.
  • Cơ chế tự lây nhiễm: Trên cơ thể bệnh nhân những ổ mụn hoàn toàn có thể bị vỡ ra sau đó lây nhiễm từ nơi này sang nơi khác trên cơ thể. Theo tư vấn của y bác sĩ thì khi đã bị mụn cơm thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm.

Đây là những cơ chế khiến bạn có thể bị lây nhiễm mụn cơm trên cơ thể người khác hoặc lan rộng trên cơ thể mình. Bởi mụn cơm không không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại mang đến tâm lý lo lắng và sợ hãi cho bệnh nhân. Chính vì vậy bạn nên lưu ý khi tiếp xúc với bệnh nhân bị căn bệnh này.

Mụn cơm sẽ lây nhiễm qua những con đường nào

Mụn cơm sẽ lây nhiễm qua những con đường nào

Đối tượng nào sẽ hay bị mắc phải mụn cơm nhất?

Thực tế chỉ ra không phải độ tuổi nào cũng sẽ bị mắc phải mụn cơm trên cơ thể. Theo thống kê thì mụn cơm thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là đối tượng đang ở tuổi thiếu niên, người lớn sẽ ít bị hơn.

Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ em thường yếu và hạn chế hơn so với người lớn, chính vì vậy sẽ dễ dàng bị lây lan cũng như dễ bị bùng phát bệnh khi không may bị nhiễm virus.

Đối tượng nào sẽ hay bị mắc phải mụn cơm nhất

Đối tượng nào sẽ hay bị mắc phải mụn cơm nhất

Bên cạnh trẻ em thì những người bị bệnh về da cũng có thể mắc phải căn bệnh này hoặc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hoặc các đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc thói quen xấu như cắn móng tay,… đều có thể có nguy cơ mắc phải bệnh này.

Những ổ mụn cơm sẽ khởi phát ở tay hoặc chân sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

Cách ngăn ngừa sự lây lan mụn cóc

Để ngăn ngừa sự lây lan mụn cóc thì hiện nay có rất nhiều phương pháp từ Đông y đến Tây y hoặc là các bài thuốc dân gian. Quan trọng nhất là bạn cần nắm rõ được những con đường lây lan của mụn cóc, để ngăn ngừa và phòng tránh hiệu quả nhất. Dưới đây là một số biện pháp để giúp ngăn ngừa tình trạng mụn cóc lây lan là:

  • Giữ gìn vệ sinh và thân thể sạch sẽ, nên thường xuyên tắm gội và sử dụng các loại xà bông để bảo vệ da, loại bỏ những vi khuẩn bám trên da hoặc là hạn chế vi khuẩn từ những tiếp xúc không an toàn.
  • Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để tăng sự đề kháng của cơ thể, khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt bạn có thể hạn chế tình trạng bị phát bệnh kể cả khi có virus trong cơ thể.
Cách ngăn ngừa sự lây lan mụn cóc

Cách ngăn ngừa sự lây lan mụn cóc

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị mụn cóc
  • Nên sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
  • Trong trường hợp có vết thương hở trên cơ thể thì cần phải chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, băng kín, hạn chế để tiếp xúc với môi trường không an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
  • Nếu không may mắc bệnh thì không nên sờ, gãi hoặc chạm tay lên vùng ổ mụn để hạn chế tình trạng lây lan bệnh.
  • Không tự điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ để không làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc hoặc chưa được kiểm chứng.
  • Nên gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Giải pháp chữa trị dứt điểm bệnh mụn cóc

Chữa trị mụn cóc không phải quá khó nhưng làm sao để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả an toàn lại không phải là dễ dàng. Một trong những liệu pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng Laser để điều trị tình trạng bệnh này.

Đây là một biện pháp được đánh giá là tối ưu, an toàn và có hiệu quả trong thời gian ngắn. Bởi cơ chế của phương pháp này là sử dụng tia Laser để đốt và phá bỏ ổ nhân mụn, ngăn ngừa việc mụn mọc trở lại.

Phương pháp này hiện nay được thực hiện tại nhiều cơ sở y tế cũng như các trung tâm thẩm mỹ khác nhau. Để điều trị mụn cóc bạn chỉ cần chọn trung tâm uy tín để tới thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, không phải mụn cóc nào cũng cần điều trị, đa phần mụn cóc sẽ biến mất sau 3 tháng.

Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại thì có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian khá hiệu quả, giúp bạn đẩy lùi tình trạng mụn trên cơ thể.

  • Sử dụng tỏi: Trong tỏi có thành phần allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm nên có thể chống lại virus HP cực hiệu quả. Để điều trị mụn cóc bạn chỉ cần lấy tỏi giã lấy nước rồi đem thoa lên vùng bị mụn trong 2-3h sau đó rửa sạch. Liệu pháp này cần kiên trì thực hiện để có thể có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cần sử dụng những loại dụng cụ có độ an toàn và vệ sinh cao để tránh làm nhiễm trùng.
  • Sử dụng chuối xanh: Chuối xanh mang lột vỏ sau đó sử dụng mặt trong của chuối sát lên da rồi lại xát tiếp sau 15 phút, có thể thực hiện hàng ngày hoặc đều đặn 2 lần/ngày cho đến khi mụn bong da.
  • Lá tía tô: Lá tía tô được biết đến là một trong những cây thuốc có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là trong việc điều trị mụn cóc. Bạn chỉ cần lấy lá tía tô sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn, cẩn thận hơn có thể quấn vải để cố định chỗ đắp lá. Tốt nhất bạn nên đắp buổi tối để hạn chế di chuyển. Khi sử dụng liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, sau một thời gian mụn sẽ biến mất.
  • Giấm táo: Thành phần giấm táo có hai chất là lactic và axit malic nên sẽ có khả năng mài mòn được mụn cơm, lâu ngày sẽ khiến mụn cơm biến mất trả lại làn da mịn màng cho người bệnh.

Đây là những phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến nhất và khá dễ thực hiện, bạn có thể tham khảo để có được phương pháp điều trị thích hợp giúp đánh bay mụn cơm da khỏi cơ thể bạn.

Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết và chi tiết nhất về mụn cơm đồng thời giúp bạn đọc trả lời thông tin rằng mụn cơm có lây không. Bên cạnh đó bài viết giúp bạn có được những thông tin bổ ích nhất giúp hạn chế tình trạng lây lan mụn cơm trên cơ thể. Chúc bạn sẽ có được làn da mịn màng, không mụn cơm và không còn nỗi lo về mụn cơm trên cơ thể của mình.

5/5 - (14 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *