Mụn trong tai là gì? Cách chữa và phòng tránh hiệu quả

Ngoài nỗi lo về các nốt mụn trên da mặt, nhiều người còn gặp phải tình trạng mụn trong tai. Dù không phổ biến như mụn trên mặt nhưng đây cũng là một trong những vấn đề bạn nên quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin xoay quanh vấn đề mụn trong tai.

Nội dung :

Mụn trong tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trong tai có nhiều điểm khác biệt so với mụn trên da mặt về đối tượng và độ tuổi. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới với nhiều độ tuổi từ sơ sinh đến khi trưởng thành.

Mụn trong tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trong tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trong tai là cụm từ dùng để chỉ về tình trạng các nốt mụn ở trong vành tai hay trong ống lỗ tai. Các nốt mụn này có thể là mụn bọc, mụn mủ, trứng cá….. Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều tới vẻ bề ngoài như mụn trên da mặt nhưng mụn trong tai lại gây ra các cơn đau nhức cho người gặp phải vấn đề này.

Khi sờ tay vào chỗ đau trên tai bạn sẽ cảm nhận được các vết sưng nhỏ, có thể tấy đỏ và đau nhẹ. Khi gặp tình trạng viêm các nốt mụn tạo ra cơn đau dữ dội vùng tai gây ra cảm giác khó chịu.

Mụn trong tai thực chất không nguy hiểm và cũng không gây ra các cơn đau cấp. Tuy nhiên bệnh gây ra sự khó chịu cho người bệnh do các cơn đau mang tới. Trong trường hợp mụn to, có mủ nếu bị viêm hay vỡ ra có thể gây viêm nhiễm ống tai, viêm tai giữa. Khi này quá trình điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở vành và trong lỗ tai

Chắc hẳn nhiều bạn đọc đang băn khoăn rằng nguyên nhân dẫn tới mụn trong tai có giống với nguyên nhân mọc mụn trên da mặt hay không? Câu trả lời là có do tai ngoài biểu bì, lông cũng chứa có tuyến bã nhờn tương tự như vùng da mặt. Nếu như da mặt là nơi nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn gây ra tình trạng nổi mụn thì tai lại có tần suất bụi bẩn, bít lỗ chân lông ít hơn rất nhiều lần so với da mặt.

Tuy nhiên khi tình trạng mụn trong tai xuất hiện đồng nghĩa với việc tuyến bã nhờn trong tai đã có “vấn đề” dẫn tới bít tắc lỗ chân lông. Tuyến bã nhờn trong tai như một lớp màng bảo vệ nhưng khi phòng tuyến này quá tải sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển và tạo ra mụn.

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở vành và trong lỗ tai

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở vành và trong lỗ tai

Mụn trong tai khác với mụn trên da mặt là thường gây ra các cơn đau và dễ dẫn tới các biến chứng nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra mụn trong tai hay gặp nhất.

  • Làm việc trong môi trường không khí bụi bẩn, ô nhiễm trong thời gian dài khiến bụi bẩn tích lũy tại phần da trên lỗ tai. Phần da này ít được làm sạch và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Do tuyến bã nhờn trong tai hoạt động quá mức tạo ra sự tồn đọng bụi bẩn tại các lỗ chất lông.
  • Ngoáy tai bằng ngón tay hay dụng cụ ngoáy tai không sạch: Việc sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không sạch khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng da trong tai, gây ra mụn.
  • Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không khoa học tác động lên sự tiết hormone của cơ thể làm tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn gây bít lỗ chân lông. Tình trạng này cũng có thể gặp khi bạn vào giai đoạn dậy thì lượng hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột.
  • Nhiễm trùng do bấm lỗ tai: Bấm lỗ tai lên vành tai đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ ưa thích. Mặt trái của hành động này là dễ gây nhiễm trùng tai do tổn thương khi bấm hay máy bấm không sạch sẽ. Khi này lỗ bấm như một vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây mụn.
  • Do mũ bảo hiểm: Việc đội mũ bảo hiểm kín đầu có vùng che tai, che cằm mang lại an toàn cho bạn khi di chuyển. Vậy nhưng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nếu như không thường xuyên vệ sinh mũ.
  • Bệnh viêm tai ngoài: Tuy không quá phổ biến nhưng bệnh viêm tai ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn mọc ở tai. Tình trạng này xảy đến do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn như đi bơi, tắm biển, dụng cụ vệ sinh tai không sạch sẽ….
  • Rối loạn nội tiết tố: Khi phụ nữ chuẩn bị bước vào giai đoạn mang thai, kinh nguyệt, dậy thì đều có thể nổi mụn ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Khi đó, hormone bị rối loạn và tiết ra quá nhiều dầu dẫn tới bít tắc lỗ chân lông.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Việc sử dụng quá nhiều mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất có tính tẩy rửa, kem chống nắng cũng là nguyên nhân khiến tai dễ bị kích ứng và nổi mụn.
  • Uống không đủ nước: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến da dẻ không được mịn màng. Thêm vào đó, nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết của cơ thể, nếu không uống đủ nước cơ thể bị tích tụ độc tố và gây ra mụn bọc, mụn viêm.
  • U nang bã nhờn: Là những mụn nhỏ xuất hiện dưới da và có thể mọc ra ngoài da nếu phát triển to hơn.
  • Sẹo lồi: Những nốt sẹo có nguồn gốc từ vết thương ngoài da tại vị trí gần tai. Sẹo lồi có kích thước lớn và nổi nhiều mụn khó chịu, có màu thẫm.

Bị mọc mụn trong tai nên làm gì?

Với đa phần trường hợp nổi mụn ở tai, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Có một số phương pháp khá hiệu quả bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối nổi tiếng với công dụng làm sạch, sát khuẩn hiệu quả. Nếu bạn dùng nước muối sinh lý vệ sinh tai thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ mụn lây lan cũng như điều trị dứt điểm tình trạng mụn do vi khuẩn gây ra.

Sử dụng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng bông y tế, thấm nước muối sinh lý và tiến hành lau sạch sẽ vùng tai có mụn hàng ngày. Nếu có điều kiện, bạn nên làm 2 lần mỗi ngày để vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập.

3Đắp túi trà đen

Nhiều người có thói quen uống trà xong bỏ bã đi nhưng không hề biết rằng bã trà có tác dụng chữa bệnh khá tốt, trong đó có khả năng trị mụn và giảm sưng tấy. Nhờ thành phần tanin có nhiều trong lá trà, những nốt mụn to, nhiều mủ trong vành tai sẽ nhanh xẹp và hết sưng chỉ sau vài ngày.

Cách thực hiện như sau, đầu tiên, bạn ngâm túi trà đen trong nước nóng rồi lấy ra sau khoảng 2 phút. Bạn đắp túi trà lên nốt mụn rồi sử dụng một chiếc khăn sạch đã được làm ấm để che lại. Tiếp tục đắp như vậy trong khoảng 15 phút thì bạn bỏ ra và rửa lại với nước. Cách chữa này nên thực hiện mỗi ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng sữa tươi

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong sữa tươi có nhiều hoạt chất Alpha Hydroxy với tác dụng tẩy tế bào chết và hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông tích cực. Khi áp dụng phương pháp này, lỗ tai của bạn sẽ thường xuyên được làm sạch và không còn chỗ trú ngụ cho vi khuẩn và bụi bẩn.

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 1 ít bông y tế và 1 chút sữa ấm. Bạn nhúng bông y tế vào bát sữa ấm rồi thoa lên nốt mụn trong thời gian khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Với phương pháp này, bạn nên áp dụng cách ngày và kiên trì trong ít nhất 2 tuần thì mới có cải thiện rõ rệt.

Đến gặp bác sĩ da liễu

Nếu áp dụng những cách trên mà không có hiệu quả thì chứng tỏ triệu chứng mụn mọc trong tai của bạn khá nặng và không thể điều trị tại nhà. Một số dấu hiệu khiến bạn cần đi khám bác sĩ để được giải quyết như:

  • Kích thước nốt mụn tăng dần theo thời gian và gây ra sưng, đau nhức dữ dội.
  • Sốt hoặc buồn nôn.
  • Mụn sưng tấy và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Vùng da bị mụn có dấu hiệu lan rộng ra và lở loét.
  • Mụn mọc trong tai tái lại nhiều lần dù chữa nhiều cách.

Khi gặp những triệu chứng này, bạn cần tìm đến những cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được xét nghiệm và điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không có cách chữa phù hợp sẽ dẫn tới hoại tử da và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

Cách ngăn ngừa mụn mọc trong tai ngay tại nhà

Mụn ở tai tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng và cách chữa trị cũng khá đơn giản, không gây tốn kém nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều phiền phức khó chịu. Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp điều trị, bạn đọc cần thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống sao cho phù hợp và khoa học nhất, cụ thể:

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ ở đây không chỉ bao gồm việc vệ sinh tai mà còn là toàn bộ cơ thể. Đối với những dụng cụ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tai như khăn mặt, tai nghe, mũ bảo hiểm, khuyên tai, vỏ gối, chăn màn… cần thường xuyên vệ sinh. Điều này sẽ giúp những bụi bẩn, vi khuẩn sẽ được loại bỏ hoàn toàn và không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ

Ngoài ra, bạn cũng cần tắm rửa, gội đầu hàng ngày để tránh cho vi khuẩn, dầu thừa và da chết từ những vùng khác của cơ thể tấn công vùng tai của bạn.

Đặc biệt, sau khi xỏ khuyên hoặc làm những hành động gây tổn thương đến tai, bạn cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Tuyệt đối không đưa tay lên sờ tai vì tay của bạn tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn hàng ngày, sẽ làm sưng viêm vị trí tổn thương và hình thành nên mụn

Không nặn mụn trong bất cứ trường hợp nào

Dù mụn mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể thì bạn cũng không nên nặn. Đối với những mụn có mủ thì việc nặn sẽ khiến vị trí viêm sưng dễ dàng lây lan rộng hơn.

Trong trường hợp mụn có phần cồi nhân già hoặc mụn đầu đen, bạn cần đến những cơ sở y tế, được chuyên gia thực hiện bằng các dụng cụ đặc thù thì mới có tác dụng và đảm bảo an toàn.

Như vậy, bài viết đã chỉ ra những thông tin hữu ích nhất về tình trạng mụn trong tai. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn chủ động tìm hiểu, điều trị và phòng tránh với những dấu hiệu bất thường từ cơ thể. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *