Nặn mụn bọc: Nên hay không nên? Những lưu ý không thể bỏ qua!
Nặn mụn bọc là phương pháp được nhiều người lựa chọn để loại bỏ tình trạng viêm mủ, sưng đau do mụn. Tuy nhiên, nếu nặn mụn không đúng cách, bạn có thể đối mặt với những hệ lụy như nhiễm trùng, lây lan mụn… Vậy có nên nặn mụn bọc hay không và cách nặn như thế nào an toàn? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Có nên nặn mụn bọc không?
Nặn mụn bọc là cách đơn giản và được nhiều người lựa chọn để loại bỏ mụn nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia da liễu đều khuyên bạn không nên tự ý nặn mụn khi không có các kiến thức về việc nặn mụn. Bởi việc này có thể tiềm ẩn một số rủi ro sau:
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp do nặn mụn. Nguyên nhân bởi việc nhiều người tự ý nặn mụn mà không làm sạch tay và mặt dẫn đến vi khuẩn tấn công vào nốt mụn. Việc không làm sạch hay sát khuẩn tay và dụng cụ nặn mụn còn có thể gây khiến mụn sưng to, đau nhức kéo dài.
Mụn lây lan và xuất hiện nhiều hơn
Nặn mụn không đúng cách khiến vi khuẩn dễ lây lan hơn. Điều này khiến tình trạng mụn nặng hơn, lan thành từng đám, đau nhức và sưng tấy. Lâu dần, mụn sẽ lây lan đến nhiều vị trí khác lân cận.
Gây ra sẹo thâm, vết lõm trên da mặt
Nặn mụn bọc sai cách gây tác động mạnh đến các tế bào da. Một số trường hợp nặn mụn có thể để lại đốm thâm, vết lõm, sẹo lồi… trên da. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ tổn thương của da là khác nhau. Những nốt sẹo thâm, vết lõm trên da mặt thường rất khó điều trị, ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ của da.
Mụn bọc bao lâu thì nặn được?
Câu hỏi mụn bọc bao lâu thì nặn được nhận được sự quan tâm lớn. Theo các chuyên gia da liễu, tùy vào tình trạng của nốt mụn bọc như nhân to hay nhỏ, có viêm sưng hay không để xác định thời gian nặn mụn.
Thông thường, sẽ mất khoảng 3 tuần với mụn nhỏ để đợi cho cồi mụn khô. Mất khoảng 4 tuần với mụn to, sưng đỏ hoặc viêm để cần thời gian phục hồi và việc nặn mụn được đảm bảo.
Trong một số trường hợp, bạn không nên nặn mụn như: mụn bọc là dạng mụn đinh, mụn bọc bị viêm mủ, mụn bọc ẩn vào cảm thấy đau, mụn dạng ẩn chưa xuất hiện nhân mụn… Chính vì vậy, nếu thuộc các trường hợp trên bạn cần thăm khám chuyên gia da liễu để được tư vấn chi tiết.
Cách nặn mụn bọc an toàn
Nặn mụn bọc có thể mang đến những rủi ro nếu việc nặn sai cách, không đúng kỹ thuật. Do đó, bạn chỉ nên nặn mụn khi có những hiểu biết nhất định về các bước nặn mụn. Dưới đây là các bước nặn mụn an toàn, đạt được hiệu quả điều trị cao:
Bước 1: Chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi nặn mụn
Việc nặn mụn gây tổn thương cũng như tạo thành các vết thương hở trên da là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công dẫn tới viêm sưng. Do đó, bạn cần giữ làn da sạch sẽ trước khi nặn mụn để ngăn chặn tối đa biến chứng sưng viêm, nhiễm trùng.
Làm sạch da mặt bằng cách thực hiện đầy đủ các bước như: tẩy trang, tẩy tế bào chết và rửa mặt với các loại sữa rửa mặt chuyên dụng.
Lưu ý, bạn nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch da, tẩy rửa an toàn, dịu nhẹ để tránh ảnh hưởng đến da bị kích ứng do mụn. Việc rửa mặt nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, tẩy trang hàng ngày và tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần.
Bước 2: Vệ sinh tay và khử trùng dụng cụ
Trước khi nặn mụn bọc, việc vệ sinh tay và khử trùng dụng cụ cũng rất quan trọng. Đây là cách để các vi nấm, vi trùng, mầm bệnh trên tay và dụng cụ nặn mụn không có cơ hội gây hại cho da. Bạn cần lưu ý trong bước vệ sinh này là:
- Rửa tay ít nhất 30 giây với xà phòng rửa chuyên dụng.
- Vệ sinh dụng cụ nặn mụn với cồn sau đó lau khô bằng bông y tế.
- Không sử dụng các loại dụng cụ đã sử dụng nhiều lần, bị rỉ sét…
Bước 3: Tiến hành xông hơi mặt
Xông hơi mặt là bước quan trọng trong quá trình nặn mụn bọc. Bởi bước này giúp giãn nở lỗ chân lông tự nhiên, thúc đẩy lưu thông máu, làm mềm phần cồi mụn đồng thời giúp da tránh bị tổn thương tối đa nhất.
Ngoài việc sử dụng nước nóng để xông hơi, bạn có thể kết hợp đun các loại thảo dược lành tính như: đinh lăng, ngải cứu, bạch đàn, tía tô… Thực hiện xông hơi với nước nóng vừa phải (khoảng 50 độ C) để tránh làm bỏng da. Nên thực hiện xông trong khoảng 5 phút để giãn nở lỗ chân lông.
Bước 4: Nặn mụn bọc
Thực hiện nặn mụn bọc bằng cách dùng 1 tay để giữ miếng bông sạch. Với tay còn lại, bạn lấy đầu nhọn của dụng cụ nặn mụn (kim nặn) và thực hiện xuyên qua phần tâm trắng của nốt mụn bọc nhẹ nhàng. Đây là cách giúp gốc mụn có thể đẩy lên dễ dàng mà không tổn hại da.
Dừng nặn mụn nếu cảm thấy khó chịu, đau đớn để tránh tổn thương da. Khi nốt mụn bọc đã xẹp xuống, bạn nên sử dụng các loại thuốc mỡ hoặc thuốc trị mụn để giúp da phục hồi nhanh chóng.
Lưu ý cần biết khi nặn mụn bọc
Mụn bọc là một dạng mụn trứng cá nặng và không dễ điều trị. Đặc biệt, nếu loại mụn này tiến triển thành dạng mủ viêm sẽ càng khó khăn cho việc điều trị. Do đó, nặn mụn bọc để làm sạch hoàn toàn ổ viêm và vi khuẩn rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình nặn mụn cần đảm bảo các lưu ý sau:
Nặn mụn bọc đúng thời điểm
Lựa chọn nốt mụn bọc để nặn bỏ nên là những loại mụn nhẹ, không viêm, không sưng và phần đầu mụn nổi nhân màu trắng. Ngoài ra, nên loại bỏ từng nốt mụn một, không nên nặn cùng lúc quá nhiều nốt mụn. Lưu ý, bạn không được nặn những ổ mụn lớn, nằm sâu dưới da, sưng tấy, viêm nhiễm, chưa chính hoặc gây đau nhức dữ dội.
Nếu vẫn cố gắng nặn mụn vào thời điểm này có thể khiến tình trạng sưng viêm ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, mụn có phần nhân phía dưới không thể loại bỏ hoàn toàn, những nốt mụn nằm sâu dưới da khó để xác định đầu nhân… Không nên cố gắng nặn những nốt mụn này để tránh đau nhức, viêm da.
Đảm bảo khử trùng và sát khuẩn
Việc sát khuẩn và khử trùng là điều kiện tiên quyết cần chú ý khi nặn mụn bọc hay bất cứ loại mụn nào. Việc này cần thực hiện với da, bàn tay, bông băng, dụng cụ nặn… Thực hiện khử khuẩn và khử trùng để đảm bảo an toàn tối đa cho da trong quá trình nặn mụn.
Không nặn mụn bọc ở các vị trí nguy hiểm
Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, không chỉ mặt. Một số trường hợp mụn bọc có thể xuất hiện ở ngực, lưng, nách, vòng 3, vùng kín… Chính vì vậy, không phải vị trí nào cũng an toàn để có thể nặn mụn.
Theo các chuyên gia da liễu, bạn chỉ nên nặn mụn ở các vị trí an toàn như má, trán, mũi, lưng… Đối với các ổ mụn sưng to ỏ miêng, cằm, vùng kín… thì không nên tự ý nặn bỏ. Bởi các thao tác nặn sai cách ảnh hưởng đến dây thần kinh gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách chăm sóc sau khi nặn mụn bọc
Chú ý chăm sóc sau khi nặn mụn bọc rất quan trọng, bởi nó quyết định đến hiệu quả của việc nặn và thẩm mỹ của da. Để sở hữu làn da mịn màng, sạch mụn, không để lại sẹo hay viêm nhiễm, bạn cần lưu ý:
Thoa kem phục hồi
Các loại kem phục hồi như kem trị mụn, kem dưỡng da… sẽ giúp thúc đẩy tiến trình làm lành tổn thương và hỗ trợ mờ thâm, ngừa sẹo an toàn. Bạn nên chọn những loại kem phục hồi lành tính cho da dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo phù hợp nhất.
Tránh chạm vào vị trí mới nặn mụn
Mụn bọc sau khi nặn vẫn là vết thương hở. Do đo, bạn cần tránh chạm tay vào để hạn chế vi khuẩn tấn công. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tác động đến khu vực này.
Hạn chế trang điểm
Theo các chuyên gia da liễu, sau khi nặn mụn bọc bạn cần để làn da hồi phục, có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 ngày. Chính vì vậy, bạn đừng vội trang điểm dễ gây ra các tác động tiêu cực không mong muốn cho làn da.
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bôi kem chống nắng khi ra ngoài để tránh các tác động xấu từ ánh nắng mặt trời với da. Ngoài ra, chú ý rửa mặt sạch sẽ để loại bỏ kem chống nắng sau khi sử dụng.
Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng
Sau khi nặn mụn, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo thời gian phục hồi tốt. Theo đó, bạn cần kiêng các món ăn có thể gây sẹo thâm hay sẹo lồi trên da như: thịt bò, rau muống, tôm, gà, đồ tanh…
Để da phục hồi nhanh, bạn cần hạn chế các loại đồ ăn như: dầu mỡ, cay nóng, có chứa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho da, làm da sạm màu. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả để tốt cho sức khỏe.
Chú ý chế độ nghỉ ngơi, ngủ sớm và ngủ đủ giấc để phục hồi da nhanh. Ngoài ra, hạn chế căng thẳng thần kinh có thể gây tác động xấu đến quá trình phục hồi của da.
Việc nặn mụn bọc đòi hỏi bạn cần nắm rõ các kỹ thuật nặn cơ bản để loại bỏ mụn và phòng ngừa biến chứng không mong muốn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Vân với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ , làm đẹp , chăm sóc da, bác sĩ chính tại gsvvietnam . Xem thêm: https://gsvvietnam.com/bac-si-van-gsv/
Trả lời